Gãy cành tươi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

05/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Gãy cành tươi là một dạng gãy xương thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này lại khó nhận biết, dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết bên dưới!

Gãy cành tươi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Gãy cành tươi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tổng quan về gãy cành tươi

Gãy cành tươi là gì?

Gãy cành tươi là tình trạng xương bị uốn, gãy nhưng lại không gãy thành hai mạch riêng biệt. Gãy chỉ xảy ra một phần ở thân xương, còn vỏ xương một bên bị gián đoạn, một bên vẫn còn nguyên. Do xương chỉ gãy một phần hoặc không hoàn toàn nên gãy cành tươi còn được gọi là “gãy xương một phần”.

Khi bị gãy xương cành tươi, trẻ vẫn có thể sử dụng chi đó một cách bình thường. Việc chẩn đoán dạng gãy xương này cũng khá khó khăn, dễ bị nhầm lẫn với bầm tính hoặc bong gân. Việc này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân

Xương của trẻ nhỏ chủ yếu là sụn chưa cốt hóa, có chức năng kéo dài xương trong quá trình phát triển. So với xương người trưởng thành, xương của trẻ thường mềm và linh hoạt hơn. Bởi vậy, khi chịu lực tác động từ bên ngoài, xương khó dãy thành mảnh rời mà thường chỉ gãy một phần. Đó là lý do gãy xương cành tươi thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.

Gãy cành tươi thường xảy ra khi trẻ bị ngã trong tư thế cánh tay đang dang ra hoặc do gặp phải các chấn thương như: va chạm, chấn thương với vật thể khác…  Cơ chế gãy là do sự tác dụng của lực tác động lên xương, khiến xương bị uốn cong, bề mặt lồi bị gãy còn bề mặt lõm thì còn nguyên. Vị trí gãy phổ biến là ở cẳng tay, cánh tay.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin D cũng làm tăng nguy cơ gãy xương cành tươi ở trẻ nhỏ,

Dấu hiệu nhận biết gãy cành tươi

Triệu chứng

Khi bị gãy xương cành tươi, trẻ cảm nhận rõ cơn đau tại vị trí gãy. Đau lan rộng sâu theo thời gian. Bên cạnh đó, trẻ xuất hiện một số dấu hiệu như:

– Chi bị thương bị uốn cong, vặn, biến dạng.

– Sưng to tại điểm đau.

– Ở khu vực bị tổn thương, không thể đặt bất kỳ áp lực hay vật có trọng lượng nào lên.

– Đau, khó chịu kéo dài đến vài ngày.

Gãy cành tươi cần được chụp X-quang để nhìn rõ các xương gãy và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Biến chứng

Gãy cành tươi là dạng gãy xương khó nhận biết do xương không bị gãy hoàn toàn. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chẩn đoán và điều trị. Nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm:

– Dây thần kinh hoặc mạch máu quanh vị trí chấn thương bị tổn thương.

– Tại vị trí chấn thương hoặc quanh vị trí chấn thương bị nhiễm trùng.

– Chảy máu bất ngờ.

– Lành xương nhưng chi bị biến dạng.

Ngoài ra, việc điều trị sai cách còn có thể gây gãy xương hoàn toàn cùng nhiều hệ quả nghiêm trọng:

– Vẹo trục

– Chèn ép khoang

– Viêm xương

– Liệt thần kinh

– Di lệch xương

– Biến dạng chi

– …

Điều trị gãy cành tươi

Để có phương án điều trị phù hợp, bác sĩ dựa trên mức độ cũng như vị trí vết gãy. Trong đó, các phương pháp điều trị thường được đưa ra như:

Bó bột

Với những trường hợp gãy cành tươi có nguy cơ cao gãy xương hoàn toàn, xương gãy cần được cố định bất động trong một thời gian nhất định để lành lại vết gãy. Khi đó, người bệnh thường được bó bột hoặc nẹp có thể tháo rời để ngừa nguy cơ gãy xương hoàn toàn.

Thông thường, người bệnh cần bó bột trong khoảng 4 – 6 tuần và cần được theo dõi chỉnh hình thường xuyên. Loại bột sẽ được chỉ định tùy vào tình trạng vết gãy hay đoạn gãy thực tế.

Nẹp

Nẹp thường được áp dụng với những trường hợp gãy ở vị trí cần cử động nhiều cổ tay. Nẹp có tính linh hoạt nhiều hơn so với bó bột, giúp khớp không bị bất động, cứng trong quá trình điều trị gãy xương. 

Khi nẹp, trẻ cần được theo dõi sát sao và chăm sóc cẩn thận từ gia đình. Khi đi tắm, ba mẹ có thể cho trẻ tháo nẹp tạm thời.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định khi xương có nguy cơ gãy hoàn toàn. Tùy vào tình trạng gãy cành tươi mà người bệnh có thể làm loại phẫu thuật phù hợp:

– Đặt thanh kim loại vào trong xương.

– Gắn kim loại quanh vết nứt bằng ốc vít.

Nếu gãy xương xảy ra quanh sụn tăng trưởng, trẻ cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận hơn. Bởi sụn tăng trưởng ảnh hưởng lớn tới hình dạng và chiều dài xương khi trưởng thành của trẻ, quyết định chiều cao và sự cân đối của xương trên cơ thể.

Thông thường, xương sẽ lành sau khoảng 4 – 8 tuần. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp trẻ giảm khó chịu trong thời gian điều trị.

Người bệnh cũng cần được kiểm tra định kỳ để xác định khả năng lành thương, sự liên kết của xương và thời gian hoàn tất điều trị.

Phòng ngừa gãy cành tươi

Để phòng ngừa nguy cơ gãy cành tươi ở trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Giúp trẻ tránh, giảm các va chạm, các hoạt động có nguy cơ té ngã cao.

– Cho trẻ mang dụng cụ bảo hộ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ bị gãy xương cao.

– Theo dõi cẩn thận các hoạt động hàng ngày của trẻ để hạn chế nguy cơ chấn thương.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị gãy cành tươi, cần cho trẻ nằm bất động ngay lập tức sau đó đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ gãy xương hoàn toàn, gãy xương tái phát hay di lệch xương.

Trên đây là những thông tin chung về gãy cành tươi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]