Động kinh vắng ý thức: Biểu hiện và cách điều trị

13/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Người bệnh bị động kinh vắng ý thức thường không nhận ra các biểu hiện của bản thân và không có ý thức về tình trạng này. Vậy làm sao để phát hiện? Tìm hiểu ngay trong bài viết!

Thông tin chung về động kinh vắng ý thức

Động kinh vắng ý thức là gì?

Động kinh vắng ý thức là tình trạng mất ý thức đột ngột trong thời gian ngắn. Khi khởi phát, người bệnh rơi vào trạng thái ngây người, mắt nhìn vô hồn, bất thần vào một khoảng không vô định trong nhiều giây. Sau đó, người bệnh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và không gặp bất kỳ chấn thương nào trên cơ thể. Các cơn vắng ý thức thường thường qua rất nhẹ và khó phát hiện.

Động kinh vắng ý thức có thể xảy ra hàng tuần hay hàng tháng và thường thấy nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi gặp tình trạng này cũng có thể bị co giật với những cơn co giật ngắn và nhanh. Nếu diễn ra thường xuyên, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến khả năng tập trung đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong hoạt động thường ngày, đặc biệt là khi bơi lội, tập thể dục thể thao.

Triệu chứng của động kinh vắng ý thức

Thông thường, các động kinh mất ý thức thường ngắn và chỉ thoáng qua nên người bệnh thường khó phát hiện vấn đề của bản thân. Khi khởi phát, các dấu hiệu thường thấy như:

– Đột ngột dừng hoạt động nhưng không bị té nghẽ.

– Mắt liên tục rung giật.

– Liếm môi.

– Chà xát bàn tay, ngón tay. Hai tay có những chuyển động nhỏ.

– Co giật miệng, chuyển động hàm.

Khi cơn vắng ý thức kết thúc, người bệnh thường không có ký ức về những việc vừa xảy ra.

Các triệu chứng này thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần được đưa đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng bất thường như:

– Cơn co giật xuất hiện lần đầu.

– Động kinh vẫn tiếp diễn dù đã uống thuốc chống động kinh.

– Co giật kéo dài từ vài phút.

– Nhầm lẫn kéo dài vài phút đến vài giờ. Không nhận thức được các hành vi như ăn uống, di chuyển…

Nguyên nhân gây động kinh vắng ý thức

Nguyên nhân của tình trạng co giật chính là do xung điện bất thường từ tế bào thần kinh tại não. Qua các khớp thần kinh kết nối, các tế bào thần kinh của não gửi tín hiệu điện, hóa học. Khi hoạt động của não bị thay đổi ở người động kinh, các tín hiệu điện lặp đi lặp lại trong 3 giây gây động kinh vắng ý thức.

Vắng ý thức có thể có nguyên nhân từ di truyền. Ở một số trường hợp, động kinh vắng ý thức có thể khởi phát do đèn nhấp nháy hoặc tăng thông khí.

Các đối tượng có nguy cơ cao như:

– Trẻ nhỏ từ 4 – 14 tuổi. Trong đó, bé gái có nguy cơ cao hơn bé trai.

– Gia đình có người có tiền sử bị động kinh.

Phương pháp chẩn đoán động kinh vắng ý thức

Ở trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển tâm thần, tăng động giảm chú ý… trẻ thường xuất hiện tình trạng giống như động kinh vắng ý thức. Tuy nhiên, không phải những trẻ có các biểu hiện tương tự đều gặp phải tình trạng này.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bên cạnh yêu cầu người bệnh mô tả chi tiết các cơn co giật và khám lâm sàng, bác sĩ thường đưa ra chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán như:

– Điện não đồ EEG: Bệnh nhân tiến hành thở sâu và nhanh, nhìn vào ánh sáng nhấp nháy để đo các sóng hoạt động điện của não. 

– Chụp MRI, chụp CT-scanner não để xem hình ảnh chi tiết của não, loại trừ các nguyên nhân như u não, đột quỵ…

Cách điều trị

Việc điều trị động kinh vắng ý thức hiện nay chủ yếu dựa trên việc dùng thuốc để giảm bớt tần số xuất hiện và loại trừ các cơn động kinh diễn ra.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trong đó, các loại thuốc thường được kê đơn như:

– Ethosuximide (Zarontin) thường được kê đơn khi người bệnh có thêm các triệu chứng kèm theo như: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, khó ngủ, tăng động…

– Axit valproic (Depakine) thường được chỉ định cho trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, phụ nữ đang cố gắng thụ thai hay đang mang thai không nên sử dụng loại thuốc này. Nguyên nhân bởi Axit valproic có liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 

– Lamotrigine (Lamictal) ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng thấp hơn so với ethosuximide hoặc axit valproic.

Thông thường, trẻ nhỏ khi bị động kinh vắng ý thức thường có thể ngưng sử dụng thuốc chống động kinh nếu trong vòng 2 năm không xảy ra bất kỳ cơn động kinh nào. Tuy nhiên, trẻ cần được giám sát và kiểm tra định kỳ dưới sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Trong một số trường hợp, trẻ bị động kinh vắng ý thức có thể phải dùng thuốc chống động kinh suốt đời. Việc dùng thuốc giúp phòng nguy co giật và nguy cơ co giật hay các cơn động kinh lớn ở trẻ.

Bên cạnh đó, để kiểm soát động kinh, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn ít carbohydrate và sinh hoạt điều độ, uống thuốc theo đúng chỉ định, đúng giờ. Để hạn chế nguy cơ nguy hiểm từ các cơn vắng ý thức gây ra, người bệnh cần nên hạn chế lái xe, giải trí quá sức, bơi lội…

Trên đây là những thông tin chung về động kinh vắng ý thức. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]