Dính thắng lưỡi ở trẻ là dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ, điều này cản trở sự cử động của lưỡi và cản trở khả năng nói của trẻ. Việc phát hiện sớm sẽ giúp ba mẹ tìm cách điều trị, tránh tình trạng trẻ chậm nói. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích về vấn đề này.
Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì?
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng khi lưỡi của trẻ dính vào phần dưới của lợi, gây cản trở cử động của lưỡi và là một trong các nguyên nhân khiến bé bị chậm nói. Thường xảy ra ở trẻ nhỏ, dính thắng lưỡi có thể làm cho việc ăn, nuốt và ngậm nước bị khó khăn. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Tỷ lệ mắc tật dính thắng lưỡi thay đổi từ 0,2% đến 5% tùy thuộc vào đối tượng được thăm khám. Tỷ lệ trẻ gặp vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ là gần 3%, xu hướng hay gặp hơn ở trẻ em trai. Tỷ lệ mắc tăng cao trong các trẻ bị các rối loạn khác như hội chứng Smith-Lemli-Opitz, hội chứng Orofacial, hội chứng Beckwith Weidman, hội chứng Simpson-Golabi-Behmel và các trẻ em bị hở hàm ếch.
Nguyên nhân gây dính thắng lưỡi ở trẻ
Hiện nay các bác sĩ chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng dính thắng lưỡi ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến bệnh lý này.
Dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi
Để phát hiện sớm tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ, ba mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ khi con có các dấu hiệu sau:
- Trẻ gặp khó khăn khi bú, thường bú rất chậm so với các bé khác hoặc gặp vấn đề về phát âm
- Thắng lưới ngắn hơn bình thường, không thể chạm lưỡi lên hàm trên
- Lưỡi của con không thể hoạt động linh hoạt, rất khó để chuyển động qua trái/phải
- Khi con khóc, đầu lưỡi của con có hình dạng trái tim
- Lưỡi của trẻ không thể đưa ra khỏi hàm dưới
Dính thắng lưỡi ảnh hưởng như thế nào tới trẻ
Tuy đây không phải một dạng dị tật gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng:
- Gây khó khăn trong việc ăn uống
- Dính thắng lưỡi có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn đối với trẻ, đặc biệt là khi nuốt thức ăn. Trẻ có thể cảm thấy đau đớn hoặc không thoải mái khi ăn do lưỡi bị kẹt và không di chuyển tự do.
- Vì tật dính thắng lưỡi khiến cho những răng cửa ở hàm dưới có khe hở hoặc bị nghiêng làm hàm răng trở nên mất thẩm mỹ.
- Lưỡi có thể to hoặc có hình dạng khác thường (chẻ lưỡi)
- Gây tình trạng chậm nói ở trẻ
- Có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
- Ngáy và đái dầm khi ngủ là tình trạng phổ biến ở trẻ bị dính lưỡi
Chẩn đoán và phân loại dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi thường được chẩn đoán và phân loại dựa trên các triệu chứng và các phương pháp kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ thường sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng của lưỡi và lợi của trẻ.
Dựa vào đặc điểm, có thể phân loại dính thắng lưỡi như sau:
- Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm
- Mức độ 2: Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm
- Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
- Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
Ba mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi?
Các bậc phụ huynh khi thấy con có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi, nên đưa con đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và chẩn đoán mức độ dính thắng lưỡi một cách chính xác. Từ đó xác định xem có nên cho trẻ phẫu thuật cắt không.
Việc nên cắt thắng lưỡi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bé mắc phải, trường hợp gây ra tình trạng khó khăn trong việc bú mẹ hoặc ăn uống, chậm khả năng giao tiếp của trẻ, thường bác sĩ sẽ chỉ định làm tiểu phẫu.
Bên cạnh đó, tùy vào độ tuổi của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ
Dựa vào tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với trường hợp dính thắng lưỡi ảnh hưởng nhiều đến việc bé bú mẹ, việc cử động lưỡi hoặc quá trình phát âm của trẻ, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cắt liền. Bệnh nhi khi đến bệnh viện để thăm khám về dị tật này được điều trị theo trình tự sau:
- Đánh giá và theo dõi chính xác tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ
- Phẫu thuật thắng lưỡi cho trẻ: Bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê cho trẻ, sau đó tiến hành cắt thằng lưỡi bằng thiết bị chuyên dụng. Thời gian cắt thắng lưỡi cho trẻ thường rơi vào 15-20 phút (tùy trường hợp), bé có thể sau uống sau 3 tiếng và có thể xuất viện trong ngày.
- Chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật dính thắng lưỡi, sẽ có hiện tượng xuất hiện vệt trắng ngay vị trí phẫu thuật, nhưng bà mẹ không cần quá lo lắng, vệt trắng này sẽ biến mất trong vòng 1-2 tuần. Ba mẹ lưu ý, ngoài thực hiện những chỉ dẫn của bác sĩ, ba mẹ không nên cho con cắn hoặc gặm những vật cứng tránh tính trạng chảy máu, không để con sờ vào vị trí cắt thắng lưỡi, nên cho con vệ sinh miệng sạch sẽ, cho con uống nước để làm sạch miệng.
Có thể phòng tránh dính thắng lưỡi ở trẻ không?
Đây là dị tật không thể phòng tránh trước nhưng có thể phát hiện sớm thông qua việc khám tổng quát hoặc khám sức khỏe định kỳ. Qua quan sát cử động của lưỡi, bác sĩ có thể phát hiện dị thường và chẩn đoán.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về dính thắng lưỡi ở trẻ, nếu ba mẹ nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi, ba mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Quốc tế Dolife để được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và đưa ra phương án hợp lý. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất!
Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]
Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]
Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]
Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]