Đau răng khôn: Cách xử trí!

09/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Đau răng khôn có thể nói là một trong những cơn đau khó chịu nhất mà rất nhiều người phải trải qua. Cơn đau có thể xuất hiện khi răng khôn mọc lệch, răng sâu hoặc răng chèn ép lên lợi và các răng khác. Điểm chung của những cơn đau này là thường kéo dài, gây đau nhức nghiêm trọng khiến người bệnh khó ăn uống bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đau răng khôn cần xử trí thế nào, tìm hiểu ngay lời giải đáp tại bài viết!

Vì sao có hiện tượng đau răng khôn? 

Hiểu đúng về khái niệm “răng khôn” 

Trước tiên, cần phải hiểu đúng về khái niệm răng khôn. Đây là răng cuối cùng ở mỗi bên hàm, hay còn gọi răng số 8, răng này thường mọc sau cùng khi con người trưởng thành. Số lượng răng khôn ở mỗi người là khác nhau, thời gian mọc cũng khác. Răng không có chức năng ăn nhai, do đó nhiều trường hợp có thể nhổ bỏ. 

Điểm qua những nguyên nhân đau răng khôn thường gặp 

Nguyên nhân gây đau răng số 8 thường rất đa dạng, có thể kể đến một số nguyên nhân như: 

Đau răng số 8 khi răng mới mọc 

Trong quá trình mọc, răng số 8 cần đâm xuyên qua nướu. Do đó, người mọc răng khôn thường bị đau dữ dội trong suốt quá trình mọc răng. 

Bên cạnh đó, răng khôn tương đối to, khi các răng khác mọc đủ chỗ sẽ không có đủ diện tích cho răng khôn mọc bình thường. Do đó, đa phần các trường hợp răng khôn mọc lệch, dễ xô lấn và chèn ép vào các răng ở bên cạnh. Vì thế, cơn đau răng khôn thường nghiêm trọng hơn nhiều so với khi mọc các loại răng khác, nhiều khi cơn đau kéo dài liên tục nhiều ngày khiến người bệnh không thể ăn uống hay thậm chí mất ngủ. 

Đau răng số 8 do răng bị sâu

Răng số 8 thường mọc ở trong cùng, không có răng đối xứng nên việc vệ sinh răng là rất khó khăn. Khi răng không được vệ sinh cẩn thận sẽ dẫn đến sâu răng. 

Sâu răng khôn gây đau nhức nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến răng cối hay những răng xung quanh. Dấu hiệu sâu răng khôn điển hình là:

– Trên răng khôn xuất hiện lỗ sâu có kích thước nhỏ, nâu, đen hoặc ngả vàng. 

– Đau nhức khó chịu, cơn đau răng dữ dội khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc những loại thức ăn ngọt. 

Đau răng khôn mà không rõ nguyên nhân 

Trường hợp may mắn, khi răng khôn mọc bình thường, mọc ngay hàng như những răng khác thì sẽ ít gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp răng khôn đều mọc thiếu chỗ, do đó răng có xu hướng mọc lệch, mọc ngang hoặc thậm chí là mọc ngược đâm vào răng bên cạnh, vào nướu. 

Lúc này, việc chăm sóc răng sẽ trở nên khó khăn hơn bởi răng dễ bị viêm nhiễm, sâu răng, sưng tấy lợi, viêm ở quanh răng khôn. 

Đau răng khôn do răng khôn mọc nghiêng.
Đau răng khôn do răng khôn mọc nghiêng.

Đau răng khôn cảnh báo những bệnh lý gì? 

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, đau nhức răng khôn còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: 

Nguy cơ mắc bệnh lợi trùm

Đây là tình trạng phần lợi ở phía trong hàm bao phủ lên trên bề mặt răng khôn, khiến cho răng khôn bị mắc lại và khó phát triển. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, chẳng những gây nguy cơ đau răng trong cùng mà còn có thể tăng nguy cơ xô lệch răng và gây yếu cung hàm.

Nguy cơ mắc bệnh lợi trùm.
Nguy cơ mắc bệnh lợi trùm.

Nguy cơ u nang xương hàm phát triển

Đau răng khôn có thể bị thoái hóa thành u nang – đây là bệnh lý xương hàm có thể gây tác động xấu đến các dây thần kinh quan trọng ở quanh răng số 8. 

Nguy cơ áp xe răng khôn

Nếu như răng khôn bị nhiễm trùng nặng nề sẽ dẫn đến hình thành các ổ mủ ở quanh thân răng, ở trong nướu hoặc cổ răng. Khi bị áp xe, bệnh nhân không chỉ đau nhức răng trong cùng, hoặc đau nhức răng ở hàm trên mà còn dễ bị sưng hạch ở cổ, khi nhai thức ăn hoặc cắn mạnh cũng sẽ thấy đau. Thậm chí, lúc ngậm miệng lại cũng bị cơn đau nhức hành hạ. 

Nguy cơ mắc những bệnh lý răng miệng khác

Bên cạnh sâu răng, tình trạng đau nhức răng khôn ở hàm dưới mọc ngầm có thể gây viêm nhiễm, kẹt thức ăn, khó vệ sinh thức ăn sạch sẽ. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn dễ tấn công nướu răng, từ đó gây viêm lợi hoặc viêm nha chu. 

Xử trí thế nào khi răng khôn bị đau? 

Khi đau răng 8, nhiều người nghĩ ngay đến phương án nhổ răng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải nhổ răng. Nếu như răng đảm bảo tiêu chí: Mọc thẳng, không chen lấn các răng khác, trường hợp này có thể lựa chọn cách bảo tồn răng. 

Ngược lại, với trường hợp răng mọc ngang, mọc lệch có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ răng. 

Cơn đau răng khôn thường rất nghiêm trọng và kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, lời khuyên tốt nhất là hãy sớm đến với nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau cấp tốc tại nhà như: 

Thực hiện biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ càng

Đau răng khôn thường xuất hiện cùng với tình trạng viêm nướu và các mô mềm ở xung quanh. Do đó, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Lưu ý tuyệt đối đừng quên đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày vào sáng, tối trước khi đi ngủ. 

Đừng quên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đánh răng một cách nhẹ nhàng để tránh những tổn thương ở vị trí mọc răng khôn. Bên cạnh đó, nên sử dụng nước muối có tính sát khuẩn tốt để tăng hiệu quả làm sạch. 

Dùng đá lạnh để chườm 

Chườm đá lạnh có thể nói là phương pháp giảm đau, giảm sưng vô cùng hiệu quả. Quy trình thực hiện vô cùng đơn giản: 

– Cho khoảng 2 đến 3 viên đá nhỏ, bọc vào trong khăn mềm. 

– Chườm khăn chứa đá lạnh lên vùng má ở gần vị trí mọc răng khôn trong vòng 2 đến 5 phút.

– Thực hiện khoảng 2 đến 3 lần/ngày, lúc này cơn đau nhức và sưng do đau răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau cấp tốc được nhiều người áp dụng.
Chườm lạnh là biện pháp giảm đau cấp tốc được nhiều người áp dụng.

Sử dụng thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định

Với những trường hợp đau răng 8, răng mọc bình thường, không có dấu hiệu xô lệch hoặc chèn ép lên răng bên cạnh thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc chỉ mang tính chất giảm đau kịp thời, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị triệu chứng đau nhức. 

Hy vọng rằng với những thông tin bài viết, bạn đã hiểu thêm về hiện tượng đau răng khôn cũng như các cách khắc phục hiệu quả. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]