Đa xơ cứng là bệnh lý gây suy giảm chức năng thần kinh ở não bộ và tủy sống, kết hợp với những tình trạng hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của tế bào thần kinh. Trong nhiều trường hợp, bệnh thường gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm thần của trẻ.
Tìm hiểu khái quát về bệnh đa xơ cứng
Đa xơ cứng ở trẻ em là bệnh lý dẫn đến những vấn đề về thị giác, tê bì, yếu cơ hoặc những triệu chứng thần kinh khác. Bệnh thường xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào thần kinh, làm tổn thương các liên kết thần kinh ở não bộ hoặc ở tùy sống. Tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công, làm tổn thương những tế bào thần kinh trong cơ thể sẽ được gọi là “bệnh lý tự miễn”.
Có nhiều phân loại đa xơ cứng, hầu hết trẻ em sẽ thuộc phân nhóm tái phát. Ở nhóm này, những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện liên tiếp.
Trường hợp trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng nặng nề hơn thông thường, còn gọi là những đợt bùng phát. Đợt bùng phát thường kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần.

Một số những triệu chứng điển hình của bệnh đa xơ cứng
Mỗi trẻ có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
– Cơ thể cảm giác yếu ớt hoặc co giật cơ, có thể dễ làm cho bệnh nhân té ngã, cảm giác yếu ớt gặp phải ở một nửa người.
– Suy giảm thị lực, đau mặt hoặc cử động trở nên bất bình thường.
– Chóng mặt, khó giữ cân bằng.
– Đi lại hay nói chuyện gặp khó khăn.
– Trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và thời tiết, khó chịu dù nhiệt độ không quá lạnh hay quá nóng.
– Đi tiểu mất tự chủ, không kiểm soát được việc tiểu tiện.
– Trí tuệ suy giảm, hay quên, trở nên cáu gắt, khó khăn trong việc tập trung ghi nhớ.
Lưu ý, không phải trẻ nào cũng có thể gặp tất cả những dấu hiệu trên. Tuy nhiên, trên đây là những dấu hiệu điển hình mà bệnh nhân có thể biểu hiện.

Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng như thế nào?
Nếu như nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ khai thác về triệu chứng cũng như các dấu hiệu. Một số xst nghiệm được chỉ định, tuy nhiên thường không phát hiên được ngay dấu hiệu của bệnh. Do đó, điều quan trọng hơn cả là bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám thường xuyên, thực hiện các xét nghiệm định kỳ để có ích cho việc chẩn đoán. Một số xét nghiệm phổ biến thường bao gồm:
– Chụp cộng hưởng từ – MRI não bộ và tủy sống là vô cùng cần thiết. MRI sẽ cung cấp những hình ảnh ở bên trong cơ thể, giúp quan sát và nhận biết dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhanak hông phát hiện bất thường nhờ MRI mà phải nhờ đến chẩn đoán thông qua việc theo dõi diễn tiến và lặp lại các xét nghiệm.
– Phương pháp chọc dò thắt lưng (chọc dò dịch não tủy thắt lưng): Là thủ thuật lấy mẫu dịch não tủy thông qua kim nhỏ chọc vào vùng thắt lưng. Mẫu dịch não tủy này sẽ được mang đi thực hiện xét nghiệm chuyên biệt.
Điều trị bệnh đa xơ cứng như thế nào?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý đa xơ cứng, kể cả người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp điều trị triệu chứng và đợt bùng phát của bệnh.
– Thuốc kháng viêm steroids: Dùng thuốc ở trẻ em với mục đích giảm phản ứng tự miễn, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
– Điều trị bằng biện pháp phòng ngừa: Có những loại thuốc khác nhau, có tác dụng ngăn ngừa những đợt tái phát của bệnh.
– Điều trị triệu chứng: Nhiều trường hợp trẻ em thường bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm vận cũng như bị trầm cảm, co giật cơ, chậm phát triển trí tuệ.
Bệnh đa xơ cứng có nguy hiểm hay không?
Mức độ tổn thương của bệnh lý đa xơ cứng khó có thể dự đoán được. Bệnh có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn đối với dây thần kinh ở khu vực bị ảnh hưởng. Những người bị đa xơ cứng có thể gặp phải một số nguy cơ như:
– Cứng và co thắt cơ.
– Bị tê liệt.
– Bị mất trương lực cơ, tư thế xấu và làm giảm mật độ xương.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu bởi rối loạn chức năng bàng quang.
– Suy giảm nhận thức, thường khó tập trung, chú ý, tính cách thay đổi.
– Nằm một chỗ trong thời gian dài.
– Bệnh trầm cảm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đa xơ cứng thế nào?
Không thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi bệnh bởi hiện tại vẫn chưa xác định các nguyên nhân gây ra. Điều quan trọng hơn cả, phụ huynh cần động viên trẻ để trẻ có thái độ tích cực, có lối sống lành mạnh để cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống.
– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng, ít chất béo và nhiều chất xơ.
– Khuyến khích trẻ tập những bài tập nhẹ nhàng nhằm cải thiện sức mạnh của cơ, cân bằng.
– Tránh việc hoạt động quá sức và nghỉ ngơi nhiều (theo nhu cầu của cơ thể).
– Tránh tắm nước nóng hoặc ở những nơi như phòng xông hơi, tốt hơn hết, nên tắm nước mát để giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức thấp.
– Tránh việc hoạt động quá sức. Cần cố gắng duy trì những hoạt động bình thường.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý đa xơ cứng. Hy vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp người đầu bước đầu dễ dàng tìm hiểu về bệnh lý này.
Bài viết liên quan

Giãn dây chằng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giãn dây chằng thường xảy ra khi chơi thể thao hay đang lao động nặng. Vậy giãn dây chằng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu về giãn dây chằng Giãn dây chằng là gì? […]

Giãn ống tuyến vú: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giãn ống tuyến vú là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Giãn ống tuyến vú là gì? Giãn ống tuyến vú hay còn gọi là giãn ống dẫn sữa. Đây là một loại bệnh lý về tuyến vú lành tính. […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Có nên nạo VA cho trẻ không?
Nạo VA thường được chỉ định khi trẻ bị viêm VA tái đi tái lại nhiều lần, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Đây là một phẫu thuật nhỏ, nhanh phục hồi và ít xảy ra biến chứng. Tổng quan về VA VA là gì? VA (Vegetations adenoids) là tế bào của hệ […]