Chấn thương sọ não: Nhận biết và điều trị như thế nào?

21/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chấn thương sọ não có nguy cơ gây tử vong cao. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Triệu chứng ra sao? Và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não gây nguy hiểm đến tính mạng

Chấn thương xảy não xảy ra khi đầu bị vật cứng tác động mạnh. Các vết thương xuyên qua sọ như vết thương do súng bắn hoặc vết thương không xuyên thấu như bị đập vào đầu trong một vụ tai nạn xe hơi,… thì đều có thể dẫn đến chấn thương sọ não.

Tình trạng chấn thương nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bầm tím, rách các mô, chảy máu và các tổn thương thực thể khác cho não. Trường hợp bị chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc tử vong.

Phân loại chấn thương sọ não

Phân loại theo mức độ nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như người bệnh có mất ý thức hay trí nhớ hay không, các triệu chứng thần kinh xảy ra tại thời điểm chấn thương, các bất thường được phát hiện trên kết quả chụp CT đầu hoặc MRI não…

  • Chấn thương sọ não nhẹ: Diễn ra khá phổ biến. Theo một số thống kê cho thấy, cứ 4 ca thì có 3 ca là trường hợp nhẹ. Người bị chấn thương nhẹ có thể bị choáng váng, mất ý thức trong khoảng 30 phút hoặc có triệu chứng lú lẫn trong khoảng 1 ngày.
  • Chấn thương sọ não trung bình: Trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng mất ý thức trong hơn 30 phút. Nhưng thường không quá một ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể suy giảm nhận thức, lú lẫn kéo dài đến một tuần.
  • Chấn thương sọ não nghiêm trọng: Những người gặp phải tình trạng nghiêm trọng có thể bất tỉnh hơn một ngày. Từ đó để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Phân loại theo đặc điểm bệnh lý

Hình ảnh về các dạng tổn thương sọ não

Ngoài cách phân loại chấn thương sọ não theo mức độ nghiêm trọng, một cách phân loại khác chính là dựa theo đặc điểm bệnh lý. Theo đó, có thể chia chấn thương sọ não thành các loại:

  • Không biến chứng: Kết quả chụp CT/MRI sọ não và đầu bình thường. Dù cho người bệnh bị chấn thương sọ não nhẹ, trung bình hay nặng.
  • Phức tạp: Kết quả chụp CT đầu hoặc MRI não cho thấy những thay đổi ở khu vực não, chẳng hạn như chảy máu.
  • Kín: Hầu hết các trường hợp chấn thương sọ não đều là chấn thương kín. Nghĩa là một lực bên ngoài tác động lên hộp sọ nhưng không xuyên qua sọ não.
  • Hở: Trường hợp chấn thương sọ não mở là khi một viên đạn, dao, mảnh vỡ hoặc một vật thể nào đó xuyên qua hộp sọ. Nếu dị vật đi vào não, nó sẽ trực tiếp làm tổn thương mô não.
  • Chấn thương sọ não do thiếu oxy não: Tình trạng này thường không phải do chấn thương mà hậu quả của đột quỵ, co giật, chết đuối ngạt thở,… làm mất oxy của não.

Triệu chứng của chấn thương sọ não

Tùy vào nguyên nhân chấn thương, thời gian, vị trí, tuổi,… mà biểu hiện của chấn thương sọ não là rất đa dạng.

Triệu chứng khi chấn thương sọ não nhẹ

Về thể chất và cảm giác

  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mệt mỏi
  • Gặp vấn đề về lời nói
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
  • Các vấn đề về giác quan, chẳng hạn như: nhìn mờ, ù tai, thay đổi vị giác và khứu giác
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh

Về nhận thức và tinh thần

  • Mất ý thức trong vài giây đến vài phút
  • Có thể không mất ý thức, nhưng bị choáng váng, hoặc mất định hướng
  • Các vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung
  • Thay đổi tâm trạng, dễ xúc động, phiền muộn, tức giận và khó chịu
  • Cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng
  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng của chấn thương sọ não nhẹ thường cải thiện theo thời gian. Và hầu hết những người bị chấn thương sọ não nhẹ có thể cảm thấy tốt hơn sau vài tuần điều trị.

Triệu chứng khi chấn thương sọ não trung bình đến nặng

Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có thể bao gồm bất kỳ triệu chứng nào của chấn thương nhẹ. Nhưng với mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài hơn. Ngoài ra cũng có thể có thêm những biểu hiện khác. Thời gian xuất hiện từ trong vòng vài giờ đầu cho đến vài ngày sau chấn thương đầu.

Về thể chất

  • Đau đầu dai dẳng hoặc đau đầu tăng dần
  • Mất ý thức kéo dài nhiều phút đến nhiều giờ
  • Nôn hoặc buồn nôn liên tục
  • Co giật
  • Giãn đồng tử (con ngươi) ở một hoặc cả hai bên mắt
  • Mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt
  • Dịch chảy ra từ mũi hoặc tai
  • Không có khả năng thức dậy sau khi ngủ
  • Yếu hoặc tê ở tay và chân
  • Mất khả năng phối hợp động tác

Về nhận thức và tinh thần

  • Lú lẫn nặng
  • Kích động hoặc có các hành vi bất thường khác
  • Nói lắp
  • Hôn mê và các rối loạn ý thức khác
Trẻ em cũng có thể gặp phải các tổn thương đến sọ não

Hậu quả của chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ để lại hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, những hậu quả nguy hiểm có thể kể đến như:

Chấn động não

Chấn động não là thể nhẹ nhất của nhất thương sọ não. Triệu chứng chính của nhất động não nhất bao gồm:

  • Rối loạn tri giác. Biểu hiện từ trạng thái choáng váng cho đến mất ý thức ngắn trong khoảng vài chục giây đến vài phút.
  • Quên ngược chiều: Khi tỉnh dậy bệnh nhân quên các sự việc xảy ra trước, trong và ngay sau khi bị tai nạn. Sau đó trí nhớ hồi phục dần.
  • Rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện như đau đầu, buồn nôn và nôn, nôn nhiều khi thay đổi tư thế, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi… Các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật sẽ hết sau 1-2 tuần điều trị.

Dập não

Về phương diện giải phẫu bệnh, dập não là vùng não bị bầm dập, phù nề, có thể kèm theo chảy máu. Triệu chứng của dập não là:

  • Rối loạn tri giác khiến bệnh nhân bất tỉnh ngay sau khi chấn thương. Nếu nhẹ bệnh nhân tỉnh lại, tri giác tốt dần lên. Nếu dập não nặng, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn chức phận sống, có những cơn duỗi cứng mất não.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Nếu dập não nhẹ, rối loạn thần kinh thực vật không nặng lắm, thở nhanh nông, mạch nhanh vừa phải. Nếu dập não nặng, dập thân não sẽ khiến mạch chậm và huyết áp tăng cao ngay từ giờ đầu sau chấn thương, nhiệt độ tăng cao, tăng trương lực cơ kiểu duỗi cứng mất não.
  • Triệu chứng thần kinh khu trú (TKKT): Có thể xuất hiện ngay sau chấn thương như: Giãn đồng tử cùng bên với ổ dập não, bại 1/2 người đối bên, dấu hiệu Babinski (+), tổn thương dây thần kinh III, VII, VI, co giật động kinh cục bộ. Một số triệu chứng TKKT chỉ có thể phát hiện được khi bệnh nhân đã phục hồi sức khoẻ, tiếp xúc tốt như: RL ngôn ngữ, RL thính, thị giác, RL tiền đình tiểu não,…
  • Tăng áp lực nội sọ có biểu hiện: Đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn,ứ phù, kích thích, kêu la vật vã, giãy giụa, nếu chọc đốt sống thắt lưng thấy áp lực dịch não tuỷ tăng.

Máu tụ nội sọ

Quan trọng bậc nhất là sự hình thành bọc máu tụ nội sọ do nhiều điểm hoại tử não hợp thành. Hoặc do đứt rách những động mạch lớn do chấn thương quá mạnh. Các khối máu tụ này có thể khu trú ở nhiều vùng của não.

Tùy theo mức độ chấn thương, máu tụ có thể tập trung ở ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não, trong não thất, dưới lều tiểu não. Trong đó, máu tụ trong não thất là một hậu quả nặng nề của chấn thương sọ não. Khi bị vỡ, đứt các mạch máu lớn, máu sẽ tràn vào các não thất đến mức nặng là “lụt não thất” cũng thường xảy ra trong trường hợp xuất huyết não trong đột quỵ mạch máu não.

Tổn thương xương

Đặc điểm tổn thương xương sọ: Vỡ xương sọ có thể kèm theo tổn thương não (dập não, máu tụ,..). Nhưng trong thực tế nhiều trường hợp tổn thương não nặng và rất nặng nhưng không có tổn thương xương sọ. Có thể tổn thương hệ thống xương vòm sọ, nền sọ hoặc phối hợp cả hai tuỳ thuộc vào mức độ cơ chế chấn thương.

Điều trị chấn thương sọ não

Phẫu thuật trong trường hợp sọ não bị tổn thương nặng

Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và vị trí chấn thương như thế nào?

Đối với trường hợp chấn thương sọ não nhẹ

Phương pháp điều trị chính là nghỉ ngơi. Và bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau nếu người bệnh cảm thấy đau đầu. Tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe xem có biểu hiện bất thường hay không.

Đối với trường hợp chấn thương sọ não trung bình và nặng

Đối với các trường hợp chấn thương sọ não được đánh giá mức độ trung bình đến nặng, trước tiên bác sĩ sẽ can thiệp để ngăn chặn các tổn thương lan rộng. Nhằm đảm bảo có đủ máu và oxy đến não.

Một số người sau khi chữa trị xong vẫn có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Bên cạnh đó, chấn thương sọ não cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như lo lắng, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Tùy theo tình trạng tổn thương và các dấu hiệu mà xác định phương pháp điều trị khác nhau.

  • Phẫu thuật loại bỏ dị vật trong trường hợp có vết thương hở.
  • Phẫu thuật lấy đi các phần mô bị tổn thương hoặc hoại tử, máu bầm,…
  • Phẫu thuật tạo hình xương sọ.
  • Phẫu thuật giảm áp.
  • Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của chấn thương sọ não cũng như giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như thuốc chống co giật, thuốc chống lo âu, thuốc chống đông máu, thuốc giãn cơ,…
  • Thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng, chẳng hạn như vật lý trị liệu.

Chấn thương sọ não là một căn bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy nếu như có những chấn thương về vùng đầu hoặc có triệu chứng nghi ngờ chấn thương sọ não, hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]