Bệnh phóng xạ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

16/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bệnh phóng xạ là hệ quả của việc tiếp xúc với lượng lớn các bức xạ ion hóa gây tác động tới DNA, ảnh hưởng tới khả năng phân chia của tế bào.

Bệnh phóng xạ là gì?

Bệnh phóng xạ (hay còn gọi là nhiễm độc phóng xạ/ hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính) là tình trạng cơ thể bị tổn thương do phải nhận lượng lớn chất phóng xạ chỉ trong một thời gian ngắn. Mức độ cơ thể bị tổn thương phụ thuộc vào lượng bức xạ đã hấp thụ.

Các bức xạ tác động tới cơ thể khiến DNA và cấu trúc phân tử trong các tế bào mô bị ảnh hưởng. Quá trình phân chia tế bào bị tác động dẫn đến sự hủy diệt tế bào, hoặc gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Các triệu chứng này có thể bắt đầu chỉ sau 1 – 2 giờ khi tiếp xúc với phóng xạ và kéo dài đến hàng tháng, hàng năm.

Triệu chứng của bệnh phóng xạ

Tùy thuộc vào lượng bức xạ mà cơ thế hấp thụ, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng bệnh ở mỗi người, mỗi trường hợp cụ thể là khác nhau. Mức độ phơi nhiễm (1 phần hay toàn bộ) là yếu tố tác động đến mức độ ảnh hưởng của phóng xạ tới cơ thể. Vùng tiếp xúc cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ như hệ tiêu hóa và tủy xương thường nhạy cảm với bức xạ hơn so với các bộ phận khác.

Buồn nôn và nôn là triệu chứng đầu tiên của bệnh phóng xạ. Sau đó, theo thời gian, các triệu chứng cũng xuất hiện nhiều hơn, có thể bao gồm:

– Đau đầu

Tiêu chảy

– Chóng mặt

– Mệt mỏi, mất phương hướng

– Sốt

– Rụng tóc

– Nôn ra máu

– Huyết áp thấp

– Nhiễm trùng

– …

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ sớm hay muộn tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc phóng xạ. Khi triệu chứng xuất hiện cũng là khi phơi nhiễm bắt đầu trên cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phóng xạ là hệ quả của việc tiếp xúc với lượng lớn bức xạ. Trong đó, bức xạ là năng lượng giải phóng từ các nguyên tử dưới dạng hạt nhỏ hoặc sóng vật chất.

Phóng xạ liều cao thường xuất hiện khi:

– Nổ/ Tai nạn nhà máy hạt nhân

– Phát nổ thiết bị phóng xạ cầm tay

– Thử vũ khí hạt nhân

– …

Biến chứng của bệnh phóng xạ

Bệnh phóng xạ không chỉ gây ra vấn đề sức khỏe về thể chất mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần cả về ngắn hạn và dài hạn. Tiếp xúc với bức xạ có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư, đồng thời gây ra sự lo lắng, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. 

Cách điều trị bệnh phóng xạ

Trong việc điều trị bệnh phóng xạ cấp tính, mục tiêu chính là:

– Ngăn ngừa sự lan rộng của ô nhiễm phóng xạ

– Điều trị chấn thương

– Giảm triệu chứng

– Kiểm soát cơn đau

Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:

Khử nhiễm

Mục tiêu của việc khử nhiễm là để loại bỏ các hạt phóng xạ bên ngoài da bằng cách: cởi bỏ hết quần áo, giày dép, tắm nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng. Việc này giúp  ngăn chặn hiệu quả sự lan rộng của phóng xạ, đồng thời giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm bên trong (do hít, nuốt phải, phơi nhiễm qua vết thương hở).

Điều trị tổn thương ở tủy xương

Những tổn thương ở tủy xương do bệnh phóng xạ thường được điều trị bằng việc sử dụng một loại protein đặc hiệu nhằm kích thích bạch cầu hạt, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu. Bên cạnh đó, các loại thuốc ngăn ngừa nhiễm trùng cũng được kê đơn để hạn chế tối đa những tổn thương nghiêm trọng tới tủy xương.

Điều trị nhiễm bức xạ bên trong

Phương pháp này được chỉ định khi đã xác định rõ loại phóng xạ mà người bệnh tiếp xúc. Trong đó, tùy vào tình trạng nhiễm bức xạ mà người bệnh có thể sử dụng Kali iodide (ThyroShield, Iosat), Xanh không hòa tan Prussian (Radiogardase) hay Diethylenetriaminepentaacetic acid (DTPA)

Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị nhiễm phóng xạ, các vấn đề sức khỏe khác do ảnh hưởng của nhiễm phóng xạ cũng cần được điều trị song song như:

– Sốt, đau đầu

– Buồn nôn, nôn

– Mất nước

– Nhiễm khuẩn

– Bỏng, loét

– Tiêu chảy

– …

Trên đây là những thông khoa học về bệnh phóng xạ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm hay còn […]

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy tinh trùng yếu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tinh trùng yếu là gì? Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng […]

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng: Dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Nắm được các triệu chứng và điều trị sớm có thể tăng khả năng điều trị bệnh. Vậy ung thư vòm họng có những triệu chứng nào? Tìm hiểu qua bài viết sau! Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng […]

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]