Bệnh động mạch chi dưới: Nguyên nhân, cách khắc phục

13/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh động mạch chi dưới là gì? Có nguyên nhân do đâu? Và phương pháp nào điều trị hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh động mạch chi dưới là gì?

Bệnh động mạch chi dưới xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch chi dưới và làm tắc nghẽn dòng máu

Bệnh động mạch chi dưới còn có tên gọi khác là bệnh động mạch ngoại biên. Căn bệnh này xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch chi dưới và làm tắc nghẽn dòng máu.

Mảng xơ vữa bao gồm chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác trong máu. Khi những mảng bám này tích tụ thì sẽ chặn hoàn toàn hoặc một phần, thu hẹp lòng động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến mô ở chân cũng như các bộ phận khác của cơ thể. Điều này đôi khi được gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch.

Dòng máu lưu thông kém chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau chân. Từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển các vết lở loét, nhiễm trùng da. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ diễn tiến nặng dần và khiến các mô chân hoại tử, đôi khi phải cắt cụt chi.

Biểu hiện của bệnh động mạch chi dưới

Bệnh động mạch chi dưới thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này đó là đau chân sau khi đi bộ một quãng đường ngắn. Triệu chứng này được gọi là đau chân cách hồi. 

Nguyên nhân gây ra chi dưới bị đau khi đi bộ là do lưu lượng máu và oxy không đủ đến tổ chức cơ chi dưới trong quá trình hoạt động thể chất. Cơn đau có xu hướng xảy ra ở cùng một vùng của chân, chẳng hạn như bắp chân, bất cứ khi nào người bệnh đi bộ và giảm đau sau khi nghỉ ngơi vài phút. Khi bắt đầu đi lại, cơn đau có xu hướng xuất hiện trở lại ở khoảng cách tương đương với quãng đường đã đi bộ.

Ngoài ra, các dấu hiệu của bệnh động mạch chi dưới còn bao gồm:

  • Xuất hiện các vết loét trên chân hoặc bàn chân. Đôi khi các tổn thương này khởi phát từ một chấn thương hoặc vết xước nhỏ
  • Lưu thông máu kém ở chân có thể dẫn đến da khô, nứt nẻ
  • Bởi vì các vết cắt nhỏ và da bị nứt không nhận đủ lưu lượng máu để tái tạo, vi khuẩn có thể xâm nhập vào chúng và gây nhiễm trùng
  • Nếu vết loét bị nhiễm trùng và không được điều trị, mô có thể chết. Tình trạng này, được gọi là hoại tử. Nó xảy ra khi một động mạch bị tắc nghẽn ngăn cản mô chân nhận đủ máu và oxy. Một chân bị hoại tử nghiêm trọng có thể phải cắt cụt nếu điều trị phẫu thuật và thuốc không giúp khôi phục lưu lượng máu hiệu quả. Các dấu hiệu của hoại tử chi bao gồm da đổi màu, có mùi hôi và chảy mủ do nhiễm trùng.

Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới

Bệnh động mạch chi dưới để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, cụ thể:

Nó có thể ảnh hưởng đến các nhóm cơ khác nhau gây đau, bao gồm:

  • Mông và hông.
  • Đùi và cẳng chân (Phổ biến nhất).
  • Bàn chân (Ít phổ biến hơn).
  • Một số người có cảm giác nóng rát hoặc tê bì. Nếu tình trạng bệnh động mạch ngoại biên tiến triển, ngón chân hoặc bàn chân của bạn có thể bị tổn thương gây đau liên tục ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
Cảm giác nóng rát hoặc tê bì là một hậu quả do bệnh động mạch chi dưới gây nên

Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh 

Những thành phần như chất béo và Cholesterol trong máu hình thành các mảng bám tích tụ trong động mạch. Dần dần làm cho những động mạch cứng hơn và hẹp hơn. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này.

Những yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Tuổi tác. Thường những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Bệnh tiểu đường
  • Cholesterol máu cao
  • Huyết áp cao
  • Béo phì
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá, thuốc lào nhiều

Phương pháp điều trị bệnh động mạch chi dưới

Đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa <yoastmark class=

Đừng bao giờ chủ quan với bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào của cơ thể. Nếu bạn bị đau chân, tê hoặc các triệu chứng khác, đừng bỏ qua chúng như một biểu hiện bình thường của tuổi cao. Hãy gọi hoặc liên hệ cho bác sĩ của bạn để được tư vấn. Qua thăm khám hỏi bệnh và thực hiện các biện pháp thăm dò, cũng như xét nghiệm chuyên sâu (như siêu âm mạch máu, xét nghiệm máu tổng quát, chụp CT mạch máu), các bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp như:

  • Điều trị nội khoa tối ưu.
  • Can thiệp nội mạch tái thông mạch máu tổn thương.
  • Hoặc phẫu thuật bắc cầu nối cho đoạn mạch máu bị tắc.

Ngoài ra, một số điều đơn giản bạn có thể làm để kiểm soát các triệu chứng của mình và giữ cho bệnh không trở nên nặng hơn, bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Kiểm soát Cholesterol máu, đường máu và huyết áp.
  • Ăn uống chế độ lành mạnh (Giảm ăn thực phẩm mỡ động vật, kiêng rượu bia..).
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Xây dựng một lối sống tích cực

Trên đây là những thông tin về bệnh động mạch chi dưới. Hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]