Bệnh dại: Các thông tin cần biết

06/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bệnh dại (Rabies) thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm, do virus dại lây truyền từ động vật có vú sang người. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng não và thần kinh, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. 

Vài nét khái quát về bệnh dại 

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua vết cắn của những loại động vật mắc bệnh. Virus dại thường lây nhiễm vào hệ thần kinh trung ương của động vật có vú, gây bệnh ở não và dẫn đến tử vong. Phần lớn trường hợp mắc bệnh dại mỗi năm là do các loại động vật nhiễm virus như chó, dơi, gấu trúc, chồn, cáo hay bất cứ động vật có vú nào cũng có thể bị dại. 

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua vết cắn của những loại động vật mắc bệnh.
Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua vết cắn của những loại động vật mắc bệnh.

Những triệu chứng điển hình khi bị bệnh dại là gì?

Thời gian ủ bệnh thường khoảng 2 đến 3 tháng, tuy nhiên có thể thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm, tùy thuộc vào yếu tố vị trí xâm nhập hay số lượng virus. 

Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường bao gồm một số dấu hiệu cơ bản như: Sốt, đau, cảm giác ngứa rát, châm chích hoặc bỏng bất thường không rõ nguyên nhân. Khi virus tự di chuyển đến hệ thống thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống tiến triển đồng thời sẽ gây tử vong khi phát triển. Bệnh dại lâm sàng ở người có thể được kiểm soát, tuy nhiên sẽ rất khó để chữa khỏi bệnh nếu như để kéo dài không điều trị. 

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến ở những giai đoạn của dại bao gồm: 

– Giai đoạn tiền triệu chứng: Kéo dài khoảng từ 1 đến 4 ngày 

Dấu hiệu đầu tiên là cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu và cảm giác tê, đau ở vết thương nơi bị virus xâm nhập. 

– Giai đoạn viêm não 

Giai đoạn viêm não có biểu hiện điển hình là chứng mất ngủ, cảm giác kích thích tăng cao như: Sợ tiếng động, sợ ánh sáng… Ngoài ra, ở người dại còn xuất hiện những biểu hiện có liên quan đến rối loạn hệ thần kinh như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… hoặc đôi khi có biểu hiện như xuất tinh tự nhiên. 

Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các biểu hiện như sự sợ hãi hoặc các yếu tố dịch tễ có liên quan.

Bị dại có điều trị được hay không? 

Theo chuyên gia, hiện không có phương án điều trị cụ thể khi bệnh dại đang phát triển. Hầu như không có phương pháp nào mang lại hy vọng ngoài việc giữ cho tinh thần bệnh nhân luôn thoải mái, lạc quan, không bị đau đớn về mặt thể xác hay khó chịu về cảm xúc. 

Ngoài ra, người chăm sóc cho bệnh nhân bị dại cũng nên thận trọng để tránh tình trạng bị cắn hay nhiễm nước bọt bằng cách sử dụng các thiết bị y tế bảo vệ cá nhân. Cần giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu để bảo vệ họ khỏi các kích thích có khả năng tăng co thắt hay co giật.

Chẩn đoán và điều trị bị dại như thế nào? 

Tìm hiểu những phương pháp chẩn đoán bệnh dại 

Như đã đề cập ở trên, bác sĩ căn cứ vào những dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán bệnh dại, kết hợp cùng các yếu tố dịch tễ như người bệnh đang sinh sống ở nơi có bệnh lưu hành. Động vật mắc bệnh dại thường bị ốm yếu hoặc có biểu hiện bất thường, chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang của các mảnh da cắt lấy từ dìa tóc ở gáy bệnh nhân. Ngoài ra, một số kỹ thuật mới có thể cho phép bác sĩ phát hiện được ARN của virus dại bằng phản ứng sinh học phân tử PCR hoặc những phản ứng RT-PCR. 

Tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh dại

Điều trị dại sau khi phơi nhiễm 

Thời điểm lý tưởng nhất để điều trị bệnh là ngay sau khi bị vật nuôi cắn, đặc biệt là chó dại cắn. Lúc này, người bệnh sẽ trở nên lo lắng, hoảng loạn và rất dễ bị kích thích. Do đó, nhân viên y tế cần giúp người bệnh bình tĩnh, thoải mái để tập trung điều trị. 

Ngay sau khi bị chó cắn, nạn nhân cần dự phòng ngay lập tức nguy cơ mắc bệnh, ngăn virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Cụ thể, tại vết thương bị cắn hay vết cào xước, cần rửa vết thương rộng bằng nước sạch hoặc những loại dung dịch có thể tiêu diệt virus như xà phòng, chất tẩy rửa, povidone iodine… ít nhất khoảng 15 phút, rồi băng bó và đưa đến bệnh viện. 

Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được điều trị vết thương đồng thời tiêm vắc xin phòng dại. Nếu như người bệnh được đưa đến viện càng sớm thì hiệu quả ngăn chặn sự phát triển triệu chứng cũng như nguy cơ tử vong là vô cùng cao.

Thời điểm lý tưởng nhất để điều trị bệnh là ngay sau khi bị vật nuôi cắn
Thời điểm lý tưởng nhất để điều trị bệnh là ngay sau khi bị vật nuôi cắn

Điều trị dại sau khi đã phát bệnh 

Thông thường, với những người mắc bệnh có triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ được tiêm vắc xin dại tế bào hoặc sử dụng kết hợp giữa huyết thanh kháng dại để thực hiện điều trị dự phòng càng sớm càng tốt. Hiện nay, các vắc xin tế bào được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao. 

Tại Việt Nam, vắc xin được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin dại tế bào Verorab.

Hướng dẫn cách phòng dại hiệu quả 

Chuyên gia khuyến khích bạn thực hiện các biện pháp phòng dại như: 

Loại bỏ nguy cơ mắc bệnh dại ở chó 

Hơn 90% trường hợp bệnh xảy ra từ vật nuôi. Do đó, điều quan trọng và cơ bản nhất trước tiên là phải tiêm vắc xin ngừa bệnh cho thú cưng.

Nâng cao nhận thức cần thiết về nguy cơ bị dại 

Nhiễm trùng dại là tác nhân gây hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là châu Á và châu Phi. Do đó, việc giáo dục của từng người hay cộng đồng sẽ hạn chế được tỷ lệ tử vong. 

Thực hiện tiêm chủng cho người 

Những người công tắc ở một số lĩnh vực cần được tiêm các loại vắc xin phòng tránh phơi nhiễm. Đồng thời, những người cư trú ở vùng có dịch bệnh lưu hành cũng nên tiêm vắc xin phòng phơi nhiễm bệnh dại. 

Những người công tắc ở một số lĩnh vực cần được tiêm các loại vắc xin phòng tránh phơi nhiễm
Những người công tắc ở một số lĩnh vực cần được tiêm các loại vắc xin phòng tránh phơi nhiễm

Lưu ý, tiêm phòng dại cho thú nuôi là cách phòng ngừa bệnh dại lây truyền sang người hiệu quả nhất. Những gia đình có nuôi thú cưng cần tiêm phòng cho chó ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 và tiêm phòng cho mèo 8 tuần tuổi theo hướng dẫn từ bác sĩ thú y. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]