Bạch cầu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị 

14/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bạch cầu là một trong những loại bệnh lý ung thư phổ biến, chiếm khoảng 31% trong số các loại ung thư ở trẻ em. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu khái quát về bệnh bạch cầu 

Bạch cầu (hay còn gọi hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là những thành phần quan trọng của máu, mang chức năng chống lại các tế nhân lạ đi vào cơ thể. Khi phát hiện những tác nhân lạ như virus, vi khuẩn… bạch cầu sẽ tiến hành khử độc, từ đó sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học nhằm tạo hàng rào bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu (hay còn gọi hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là những thành phần quan trọng của máu, mang chức năng chống lại các tế nhân lạ đi vào cơ thể.
Bạch cầu (hay còn gọi hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch) là những thành phần quan trọng của máu, mang chức năng chống lại các tế nhân lạ đi vào cơ thể.

Có nhiều loại bệnh khác nhau, đảm nhận những chức năng khác nhau tuy nhiên đều chung mục tiêu bảo vệ cơ thể. Căn cứ vào hình dáng của nhân, có hay không có hạt tương trong tế bào, bệnh hạch bạch huyết được phân loại bao gồm: 

Nhóm bạch cầu đa nhân 

Đây là bạch cầu chứa những hạt lớn trong bào tương, được phân thành các loại: Bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm hay bạch cầu ái toan. 

– Bạch cầu trung tính: Thường chiếm phần lớn các tế bào ở trong cơ thể, mang nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong cơ thể. 

– Bạch cầu ái toan: Đảm nhiệm vai trò đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng, đồng thời tạo phản ứng miễn dịch cho cơ thể. 

– Bạch cầu ái kiềm: Chiếm tỷ trọng khoảng 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể, thường tăng số lượng sau phản ứng dị ứng. 

Nhóm bạch cầu đơn nhân (không hạt) 

Đây là nhóm chiếm khoảng từ 2 đến 8% tổng số lượng bạch cầu ở trong cơ thể. Tế bào bạch cầu này xuất hiện khi cơ thể cần chống lại nhiễm trùng mãn tính, từ đó phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.

Nhóm các tế bào lympho

Tế bào lympho bao gồm 2 loại tế bào lympho B và lympho T, cụ thể: 

– Lympho B: Tạo kháng thể giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với các phản ứng nhiễm trùng.

– Lympho T: Nhận biết và loại bỏ các loại tế bào gây nhiễm trùng. Sau khi trải qua quá trình hoạt hóa, bạch cầu lympho T sẽ tấn công kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng lymphokin nhằm thu hút bạch cầu hạt xâm nhập, tấn công các kháng nguyên. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh hạch bạch huyết như thế nào? 

Như đã đề cập ở trên, bệnh lý này có nhiều dạng khác nhau, do đó, triệu chứng của bệnh thường không giống nhau. Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có dấu hiệu nhận biết đặc biệt trong thời điểm phát bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây: 

– Sốt, cơ thể ớn lạnh, luôn trong tình trạng mệt mỏi.

– Người bệnh mắc một số bệnh lý nhiễm khuẩn.

– Cân nặng giảm nhanh chóng, đột ngột, có thể giảm nhiều cân. 

– Hạch bạch huyết bị sưng to, lá gan hoặc lá lách cũng có kích thước to hơn bình thường. 

– Có nguy cơ dễ bị chảy máu cam, cơ thể cũng dễ bị bầm tím hơn. 

– Xuất hiện vài đốm nhỏ ở trên da (xuất huyết ở bên dưới da).

– Cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.

– Đau nhức xương khớp, hoặc xương khớp dần trở nên yếu hơn. 

Lưu ý, những triệu chứng trên thường không quá phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Bởi những triệu chứng nói trên khá tương đồng với bệnh ốm nên rất khó để phát hiện. Do đó, mọi người cần lưu ý, theo dõi sức khỏe để có thể nhận biết triệu chứng một cách rõ ràng hơn.\

Sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch cầu.
Sốt là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch cầu.

Đâu là những nguyên nhân gây bệnh?

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu bao gồm: 

– Những người đã từng điều trị ung thư, cụ thể là hóa trị và xạ trị ung thư, đây là nguyên nhân có thể làm gia tăng bệnh bạch cầu.

– Người bệnh bị rối loạn di truyền, do sự bất thường di truyền có vai trò quan trọng với bệnh bạch cầu, ví dụ như bị bệnh Down. 

– Tiếp xúc với những loại hóa chất như Benzen trong xăng cũng có thể làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh. 

– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ khiến người bệnh mắc chứng bạch cầu tủy cấp tính.

– Gia đình có tiền sử người bị bệnh làm gia tăng nguy cơ thế hệ sau cũng có người mắc bệnh. 

Các biện pháp điều trị bệnh bạch cầu là gì? 

Điều trị bệnh lý bằng phương pháp hóa trị 

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào bạch cầu bị lỗi, đồng thời ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của các loại tế bào này. 

Thuốc hóa trị ở dạng viên để uống, và dạng lỏng để tiêm vào tĩnh mạch. Thông thường, nếu bệnh nhân điều trị bằng phương pháp hóa trị cần nằm viện trong vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân có thể hóa trị và chăm sóc tại nhà. 

Toàn bộ quy trình hóa trị được chia thành 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn cảm ứng, củng cố và duy trì. 

Điều trị bệnh lý bằng liệu pháp cảm ứng 

Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình hóa trị, có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Cường độ điều trị trong giai đoạn này thường khá mạnh, để tiêu diệt càng nhiều tế bào càng tốt. Mục đích làm thuyên giảm các triệu chứng và thuyên giảm số lượng bạch cầu gây bệnh trong máu và tủy xương của các bệnh nhân. 

Sau đó, bệnh nhân phải điều trị thêm bằng biện pháp tiêm hóa trị hoặc dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt tận gốc khả năng tế bào bất thường lây lan đến dịch tủy của cột sống. Phương pháp này không thường được dùng cho trẻ vì gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau khi đã khỏi bệnh. 

Điều trị bệnh lý bằng liệu pháp củng cố 

Liệu pháp này bắt đầu sau khi bệnh nhân đã trải qua các giai đoạn điều trị ở trên hoặc khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Mục đích của liệu pháp này là làm ngăn chặn sự tái phát của các tế bào bất ổn, tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau lần điều trị đầu tiên. 

Điều trị bệnh lý bằng liệu pháp duy trì 

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hóa trị nhằm điều trị bệnh, thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 năm, với mục đích tiêu diệt hết các tế bào gây bệnh còn sót lại. 

Điều trị bằng liệu pháp duy trì
Điều trị bằng liệu pháp duy trì

Thông thường, giai đoạn này không diễn ra mạnh mẽ như 2 giai đoạn đầu, ngoài ra, đôi khi nó còn có thể thay thế bằng liệu pháp cấy tế bào gốc. 

Lưu ý, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau khi điều trị. Ngoài ra, việc điều trị thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải, triệu chứng bệnh, tuổi tác cũng như khả năng đáp ứng điều trị ở từng bệnh nhân. Do đó, bạn cần trao đổi kỹ trường hợp của mình với bác sĩ nhằm có câu trả lời chính xác nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]