Áp xe má: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

10/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Áp xe má là một dạng biến chứng nhiễm trùng ở vùng má. 90% nguyên nhân của tình trạng này là do răng. Làm sao để điều trị? Cùng DoLife tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Áp xe má là gì?

Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm khu trú ở phần mềm. Bên trong áp xe có chứa mủ với cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch hầu và các mảnh vụn. Khối áp xe thường mềm, lùng nhùng. Khu vực áp xe thường sưng nề, nóng đỏ và đau khi chạm vào.

Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm khu trú ở phần mềm
Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm khu trú ở phần mềm

Áp xe má là một dạng áp xe khu trú tại vùng má có thể gây đau hoặc không gây đau cho bệnh nhân. Bên cạnh áp xe, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, đau nhức, mất ngủ, ăn uống khó…

Các triệu chứng của áp xe má

Khi bị áp xe má, người bệnh có thể cảm thấy không đau hoặc đau (khi chạm vào). Thông thường, áp xe có các biểu hiện như:

– Sưng vùng má bị áp xe: khoang má hai bên, kéo dài từ vòm miệng ở trên đến viền dưới của hàm dưới và từ viền trước của cơ sau đến góc miệng trước.

– Xuất hiện vết trầy xước, sung huyết, rách vết thương ở bề mặt da nếu bị chấn thương bên ngoài.

– Mặt bất đối xứng, sưng đỏ quang vùng da bị áp xe.

– Đau vùng bị áp xe, đau lan sang vùng má, mang tai, dưới hàm. Há miệng, nuốt hạn chế do đau.

– Tiết nhiều nước bọt. Hơi thở có mùi hôi thối.

– Đau vùng nướu.

– Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số tình trạng như: sốt, rò rỉ mủ ở vùng áp xe, đau nhói…

Nguyên nhân dẫn đến áp xe má

90% trường hợp áp xe má có nguyên nhân từ bệnh lý răng miệng. Trong đó phần lớn áp xe là từ ảnh hưởng của răng sâu trong thời gian dài.

Các bệnh lý răng miệng gây ra áp xe má phổ biến gồm:

– Áp xe nha chu do sự vùng chóp chân răng bị viêm.

– Áp xe răng sau do tình trạng nhiễm trùng từ các răng cối hàm trên/ hàm dưới lây lan sang mô tế bào vùng má.

– Viêm quanh hàm cấp/ mãn tính khiến hệ vi sinh di chuyển đến các mô mềm gây viêm nhiễm.

– Viêm tủy xương hàm kèm sự hành thành dịch mủ trong mô xương gây viêm nhiễm nguy hiểm.

– Viêm nha chu nặng khiến vùng nướu và mô xương tiếp giáp với răng bị tổn thương. Việc này khiến hành thành túi nha chu giữa chân răng và xương hàm, tạo mô hạt chứa chất lỏng có mủ gây tiêu xương. Chất dịch lỏng trong túi nha chu có thể thâm nhập vào khoang má làm viêm và dẫn đến áp xe.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân do tai biến khi điều trị hoặc do chấn thương hay tình trạng nhiễm trùng các vùng lân cận má như:

– Áp xe hầu họng và lưỡi lây lan sang vùng má.

– Vi khuẩn Haemophilus influenzae tấn công gây viêm mô tế bào vùng má.

Bệnh Crohn để lại biến chứng gây áp xe má.

Phác đồ điều trị áp xe má

Chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách là “chìa khóa” trong việc giải quyết và phòng ngừa các biến chứng do áp xe má. Trong đó, nguyên tắc điều trị là dẫn lưu mủ và điều trị từ nguyên nhân gây bệnh.

Cụ thể:

– Điều trị toàn thân: Bệnh nhân dùng kháng sinh phù hợp và tập trung nâng cao thể trạng.

– Điều trị tại chỗ: Khi áp xe tiến về phía niêm mạc miệng, bác sĩ tiến hành gây tê rồi rạch tại chỗ thấp nhất của niêm mạch và phồng nhất của ổ áp xe nhằm dẫn lưu mủ. Sau đó, thực hiện bơm rửa và đặc dẫn lưu để điều trị.

– Điều trị từ nguyên nhân (với nguyên nhân do bệnh lý răng miệng): bác sĩ thực hiện tương tự như với vùng niêm mạc miệng: Gây tê rồi rồi da dưới hàm để bóc tách vùng da và mô dưới da tại khu vực áp xe. Sau đó, bác sĩ dùng kẹp Korche để thâm nhập và vùng áp xe nhằm thực hiện dẫn lưu mủ, bơm rửa và đặt dẫn lưu.

Thông thường, áp xe sau khi xử lý đều có tiên lượng khả quan và phục hồi sau 1 – 2 tuần điều trị. Cùng với đó, bác sĩ đưa ra hướng dẫn trị liệu và vệ sinh răng miệng khoa học nhằm phòng ngừa áp xe tái phát.

Trong điều trị áp xe, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc chẩn đoán sai có thể ảnh hưởng đến việc xử lý bệnh. Cùng với đó, nếu người bệnh kéo dài thời gian không điều trị, áp xe có thể lan rộng đến cả vùng đầu mặt, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Ngay khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu áp xe má, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông khoa học về bệnh áp xe má. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân gây đái dầm là gì? Khi nào cha mẹ cần lo lắng? Và đâu là cách điều trị hiệu quả giúp bé kiểm soát tốt hơn? […]

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Vậy đột quỵ ở trẻ em triệu chứng thế nào? Nguyên nhân ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đột quỵ ở trẻ khác gì đột quỵ ở người lớn Đột quỵ là […]