Sốc nhiệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

30/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sốc nhiệt là tình trạng thường xảy ra trong mùa nắng nóng. Vậy sốc nhiệt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sốc nhiệt như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng.

Sốc nhiệt hay còn được gọi là say nắng hay cảm nắng. Đây là tình trạng nhiệt độ của cơ thể bị tăng lên quá cao. Từ đó gây ra sự tổn thương cho hệ thần kinh trung ương và các mô khác làm chúng không thể duy trì các chức năng như bình thường. Tình trạng này sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C hay nói cách khác là 104 độ F.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:

  • Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém
  • Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,…
  • Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,…

Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.

Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt cấp cứu muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu khi cơ thể bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây để kịp thời sơ cứu. Từ đó tránh những biến chứng nặng nề do say nắng gây nên: 

  • Chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng.
  • Ngất xỉu.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Da nóng đỏ và trở nên khô rát.
  • Chuột rút, mỏi cơ.
  • Nhịp tim tăng nhanh và khó thở
  • Thở gấp.
  • Co giật và mất ý thức.

Nguyên nhân gây nên tình trạng sốc nhiệt

Nhiệt độ của cơ thể ở trạng thái bình thường dao động ở mức 36 – 37,5 độ C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì sẽ tác động không tốt đến cơ thể. Lúc này các cơ quan sẽ không tự điều chỉnh nhiệt độ cho cân bằng được. Và đây chính là nguyên nhân gây sốc nhiệt.

Khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc cố gắng sức làm việc quá sức thì bộ phận điều khiển nhiệt độ sẽ bị tổn thương. Từ đó làm cho các chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Có những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, mất đi ý thức và thậm chí là tử vong. Vì vậy, nguyên nhân say nắng chủ yếu là tốc độ sinh nhiệt quá cao so với khả năng cân bằng nhiệt độ của cơ thể.

Sốc nhiệt có nguy hiểm không?

Rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê thậm chí tử vong là những biến chứng nguy hiểm khi bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”.

Sốc nhiệt cần được sơ cứu và điều trị cấp cứu kịp thời. Bởi vì nếu không điều trị kịp thời sốc nhiệt có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Điều trị càng muộn thì mức độ tổn thương càng nặng nề. Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, thậm chí là tử vong. 

Một thể nhẹ hơn của sốc nhiệt được gọi là kiệt sức vì nhiệt hay lả nhiệt. Đây là một tình trạng mà triệu chứng có thể bao gồm ra mồ hôi nhiều và mạch nhanh bởi vì cơ thể quá nóng. Lả nhiệt là một trong ba hội chứng liên quan đến nhiệt. Trong đó sốc nhiệt là hội chứng nặng nhất và chuột rút do nhiệt là hội chứng nhẹ nhất.

Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt được cấp cứu muộn thường là:

  • Co giật, 
  • Suy thận, 
  • Tiêu cơ vân, 
  • Hôn mê kéo dài, 
  • Tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, 
  • Tử vong.

Cách sơ cứu sốc nhiệt hiệu quả

Khi xuất hiện các biểu hiện sốc nhiệt, người bệnh cần được điều trị bằng cách hạ nhiệt và làm mát cơ thể nhanh chóng với các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như sau:

  • Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi khu vực nắng nóng, vào nơi mát mẻ.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo ra. Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể người bị sốc nhiệt. Đồng thời dùng quạt thổi để hạ nhiệt. Có thể phun nước vào người, sử dụng quạt, cho người vào nước đá.
  • Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều. Đồng thời phải gọi ngay xe cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Trên đường đi, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể để làm mát. Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể và luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh.
  • Nếu bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì có thể phải lọc máu liên tục. Chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Cách sơ cứu người bị sốc nhiệt

Cách điều trị sốc nhiệt

Việc điều trị sốc nhiệt nên tập trung chủ yếu vào làm mát cho cơ thể để nhiệt độ của người bệnh được cân bằng. Đồng thời giúp hạn chế hết mức các tổn thương do say nắng gây nên. Dưới đây là một số cách mà bác sĩ thường dùng để điều trị cho bệnh nhân:

  • Tắm nước đá hoặc nước lạnh: Ngâm mình trong làn nước mát là cách hạ nhiệt nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả nhất.
  • Kỹ thuật làm mát bay hơi: Với những người bệnh không có khả năng chịu được nhiệt lạnh, bác sĩ sẽ dùng đến nước mát phun sương lên cơ thể. Điều này cũng sẽ giúp làm mát da và bốc hơi nhiệt nóng. 
  • Chườm đá hoặc đắp chăn mát: Chườm đá ở các vùng nách, bẹn, lưng hoặc đắp tấm chăn mát lên cơ thể cũng một trong những cách điều trị sốc nhiệt.
  • Dùng thuốc: Nếu sau khi áp dụng các phương pháp hạ nhiệt trên, cơ thể người bệnh bị run rẩy do lạnh thì bác sĩ sẽ dùng thuốc giãn cơ hoặc truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa sốc nhiệt

Luôn che chắn cẩn thận khi đi ngoài trời nắng

  • Mặc những loại quần áo chống nắng sáng màu khi ra ngoài. Vì chúng có tác dụng tản nhiệt tốt.
  • Luôn đội mũ, che ô, đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng.
  • Đối tượng làm việc trong môi trường khắc nghiệt cần được trang bị trang phục bảo hộ theo đúng quy chuẩn. Việc này giúp hạn chế nguy cơ sốc nhiệt.

Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước là điều căn bản bạn cần thực hiện mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái duy trì độ ẩm cần thiết. Nhất là vào mùa hè, khi thời tiết trở nên nóng bức, uống nước thường xuyên sẽ giúp các tế bào tăng cường trao đổi chất. Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi do trời nắng thì bạn nên uống nước ngay để hạ nhiệt cho cơ thể.

Luyện tập thể dục vừa phải

Khi bạn tập thể dục quá sức có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, thiếu nước và chất điện giải – là nguyên nhân say nắng. Vì thế, để giảm nguy cơ bị sốc nhiệt, bạn hãy luyện tập với cường độ hợp lý, tránh trường hợp luyện tập quá đà.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân sốc nhiệt cũng như cách sơ cứu và phòng tránh sốc nhiệt. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn. 

Liên hệ hotline 1900 1984 nếu bạn cần được tư vấn và đặt lịch thăm khám!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]