Rối loạn nhận thức thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Rối loạn nhận thức thần kinh khiến trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi,… của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn nhận thức thần kinh là gì?

Rối loạn nhận thức thần kinh thường xảy ra nhất ở người lớn tuổi

Rối loạn thần kinh nhận thức còn có tên gọi khác là sa sút trí tuệ. Bệnh liên quan nhiều đến trí nhớ nên đôi khi còn được biết đến là bệnh mất trí. Tuy nhiên, trí nhớ chỉ là một phần trong nhận thức. Nhận thức còn bao gồm: 

  • Sự tập trung, 
  • Khả năng đánh giá, 
  • Lý luận, 
  • Học tập
  • Ngôn ngữ,…

Người mắc rối loạn này sẽ bị suy giảm về khả năng học tập, ghi nhớ, thay đổi hành vi và gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn nhận thức thần kinh. Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất. Kế đến là sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, người ta phân chia ra rối loạn nhận thức thần kinh chủ yếu nhẹ (mild) và (major).

Bệnh này thường gặp chủ yếu ở người già. Nhưng cũng có thể ảnh hưởng lên người trẻ. Ước tính, rối loạn nhận thức thần kinh tác động 2-10% người trên 65 tuổi. Và từ 5 – 25% ở người già trên 85 tuổi.

Triệu chứng của rối loạn nhận thức thần kinh thể nhẹ

Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ có thể suy giảm chỉ một hoặc nhiều vùng của nhận thức. Đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải so với lúc trước của người bệnh. Biểu hiện có thể có ở trong một hoặc nhiều trong 6 lĩnh vực nhận thức sau:

Chú ý phức tạp: 

  • So với trước đây, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc hơn. 
  • Khó khăn trong suy nghĩ và xử lý thông tin khi làm nhiều việc cùng lúc. Ví dụ như vừa nói chuyện điện thoại vừa lái xe.

Chức năng thi hành

  • Cần nhiều nỗ lực hơn để hoàn thành các công việc nhiều công đoạn.
  • Gặp khó khăn khi tiếp tục làm tiếp công việc bị gián đoạn. 
  • Sự tổ chức, lập kế hoạch hoặc đưa ra quyết định có nhiều trở ngại. Gặp rắc rối để theo dõi sự thay đổi khi nói chuyện.

Học hỏi và ghi nhớ

  • Người bệnh cảm thấy khó nhớ lại các sự kiện xảy ra gần đây. Cần có gợi ý bằng cách nhắc nhở hoặc lập danh sách nhớ. 
  • Cần đọc lại để nhớ tên nhân vật, hay nội dung trước đó khi đọc sách.
  • Đôi khi tự lặp lại vài từ với cùng một người. 
  • Thậm chí không nhớ là đã trả tiền, thanh toán hóa đơn rồi.
Ước tính, rối loạn nhận thức thần kinh tác động 2-10% người trên 65 tuổi. Và từ 5-25% ở người già trên 85 tuổi.

Ngôn ngữ

  • Người bị mắc bệnh sa sút trí nhớ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc dùng từ diễn tả nội dung cần nói. 
  • Người bệnh có thể tránh sử dụng tên riêng để gọi tên người quen.
  • Câu nói có vẻ lộn xộn không đúng với một cấu trúc câu thông thường. 

Vận động tri giác

  • Người bệnh cần phụ thuộc nhiều hơn vào bản đồ hoặc ghi chú để tìm đường. 
  • Các công việc cần nhiều khả năng định vị không gian có thể tốn công sức hơn để hoàn thành. Ví dụ như: đan, may vá, lắp ráp, gõ chữ, đục đẽo…

Nhận thức xã hội

  • Khi mắc bệnh rối loạn nhận thức thần kinh, bệnh nhân sẽ có những thay đổi nhỏ trong hành vi hoặc tính cách. 
  • Giảm khả năng đọc các tín hiệu xã hội như nét mặt, giảm sự đồng cảm hoặc giảm sự ức chế. Người bệnh có thể vô cảm hoặc bứt rứt.
  • Ngoài ra, người bệnh rối loạn nhận thức thần kinh có thể có sự thay đổi về khí sắc cảm xúc. Họ trầm buồn, thờ ơ, lo lắng hoặc rất vui vẻ, phấn chấn. 
  • Rối loạn giấc ngủ cũng rất thường gặp, mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp sinh học. 
  • Lú lẫn cấp thường xảy ra đồng thời với các rối loạn nhận thức thần kinh ở người già. Đối với những người trẻ tuổi, các rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp.

Sự suy giảm nhận thức có thể được nhận ra từ chính bản thân người bệnh hoặc người thân. Quá trình kiểm tra nhận thức này cần được đánh giá và so sánh với tình trạng trước đây của người bệnh. Tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ học vấn và nền tảng văn hóa mà mỗi người thể hiện sự suy giảm này khác nhau.

So sánh rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ và chủ yếu

Sự khác biệt chủ yếu thể hiện ở mức độ suy giảm và khả năng hoạt động độc lập của mỗi rối loạn.

Mức độ bệnh:

  • Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ: Các biểu hiện khiêm tốn, nhẹ, ít rõ ràng.

Các bài kiểm tra cho thấy chức năng suy giảm nhẹ.

  • Rối loạn nhận thức thần kinh chủ yếu: Triệu chứng rõ ràng được nhận thấy bởi bệnh nhân, người thân, bác sĩ. Đồng thời, các bài kiểm tra cho thấy giảm chức năng rõ rệt.

Hoạt động độc lập

  • Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ: Các hoạt động cá nhân không bị ảnh hưởng nhiều (vẫn có thể thanh toán tiền, quản lý thuốc men,… nhưng cần nhiều nỗ lực hơn)
  • Rối loạn nhận thức thần kinh chủ yếu: Không thể sinh hoạt một mình, người bệnh cần có sự trợ giúp (ăn uống, vệ sinh, lạc đường…)

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ

Bệnh rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ được cho là hậu quả do rất nhiều nguyên nhân.

Bằng chứng hiện tại chỉ ra rằng rối loạn nhận thức thần kinh thường nhưng không phải luôn luôn là giai đoạn nhẹ của của các bệnh Alzheimer hoặc các dạng sa sút trí tuệ khác. Ví dụ: như sa sút trí tuệ do mạch máu ; bệnh Parkinson; nhiễm HIV,…hoặc do nhiều nguyên nhân phối hợp.

Đái tháo đường có thể là một trong những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhận thức thần kinh 

Theo các bác sĩ thì những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ:

  • Tuổi càng lớn nguy cơ càng tăng
  • Sự đột biến liên quan đến gen APOE-e4 – liên quan nhiều đến bệnh Alzheimer. Tuy nhiên không phải ai có các gen này cũng bị suy giảm nhận thức.
  • Các bệnh lý nội khoa và các thói quen xấu khác:
  • Bệnh đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Tăng cholesterol
  • Trầm cảm
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Thiếu tập thể dục,…

Hậu quả của rối loạn nhận thức thần kinh

Rối loạn nhận thức thần kinh là căn bệnh thường có nguyên nhân do tuổi tác. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Vì vậy các triệu chứng bệnh sẽ rất ít khả năng được ổn định hoặc cải thiện. Điều quan trọng là bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận, phối hợp với đa ngành để có thể ổn định chức năng nhận thức và duy trì chất lượng cuộc sống.

Trong các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hay thoái hóa thùy trán thái dương. Triệu chứng thường khởi phát chậm và tiến triển ổn định.

  • Rối loạn này nếu khởi phát ở tuổi nhỏ hoặc thanh thiếu niên có thể có tác động lớn đến sự phát triển xã hội và trí tuệ.
  • Ở tuổi trung niên, bệnh cũng dễ phát hiện hơn. Khiến người bệnh và gia đình thường tìm kiếm điều trị sớm.
  • Nhưng ở người cao tuổi, bệnh đôi khi khó phát hiện. Vì dễ nhầm lẫn là bệnh do lớn tuổi. Theo sinh lý, khi càng lớn tuổi, các chức năng nhận thức sẽ có giảm. Hơn nữa ở độ tuổi này, cũng có nhiều bệnh lý đi kèm và phải phân biệt với nhiều bệnh.

Điều trị rối loạn nhận thức thần kinh như thế nào?

Hiện tại, không có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào được cấp phép để điều trị rối loạn này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đang tích cực được tiến hành. Với mong muốn cải thiện các triệu chứng hoặc ngăn ngừa làm chậm diễn tiến bệnh.

Trong bệnh Alzheimer, một số thuốc được sử dụng để làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, các thuốc đó không được FDA phê duyệt điều trị rối loạn này. (FDA: Cục quản lý Thuốc Hoa Kỳ).

Ngoài ra như đã đề cập ở trên, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh. Vì thế nếu kiểm soát được các yếu tố này các triệu chứng của suy giảm nhận thức có thể không nặng thêm. Bao gồm:

Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong não. Khi sự nuôi dưỡng tế bào não không tốt, não suy giảm chức năng. Làm trầm trọng thêm triệu chứng hiện tại hoặc xuất hiện thêm triệu chứng mới. Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và hạ áp nếu nó quá cao so với mức cho phép.

Trầm cảm

Nhiều người cho rằng trầm cảm là bệnh tâm lý, không cần điều trị. Đó hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Các bệnh lý tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng là do những tổn thương vi thể. Bệnh trầm cảm kéo dài không điều trị sẽ sớm dẫn đến sa sút trí tuệ. Khi trong trạng thái trầm cảm, bạn thường sẽ cảm thấy hay quên. Mọi thứ xung quanh thường “mù mờ như một đám sương”. Điều trị trầm cảm bằng thuốc có thể giúp cải thiện trí nhớ. Đồng thời giúp bạn dễ dàng đối phó với những thay đổi trong cuộc sống.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Chứng bệnh này khiến nhịp thở của bạn bị ngừng nhiều lần khi ngủ. Khiến cho bạn ngủ không ngon giấc. Hậu quả là mệt mỏi quá mức vào ngày hôm sau, mất tập trung, quên tới quên lui. Nếu được điều trị, các triệu chứng này có thể được cải thiện và khôi phục sự tỉnh táo.

Trên đây là những thông tin về bệnh rối loạn nhận thức thần kinh. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về căn bệnh này. Đây là căn bệnh rất cần sự đồng cảm và quan tâm từ những người xung quanh. Bên cạnh đó, sự theo dõi sát sao của bác sĩ cũng sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Vì vậy, nếu cần tư vấn về tình trạng bệnh, liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được đặt lịch thăm khám nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

LỢI ÍCH CỦA YOGA BẦU TRONG VIỆC CÂN BẰNG CƠ THỂ

LỢI ÍCH CỦA YOGA BẦU TRONG VIỆC CÂN BẰNG CƠ THỂ

LỢI ÍCH CỦA YOGA BẦU TRONG VIỆC CÂN BẰNG CƠ THỂ Tập yoga trước khi sinh là một phương pháp tiếp cận đa diện để giúp tinh thần mẹ bầu được phấn chấn, hưng phấn hơn nhờ vào sự tập trung hơi thở. Nghiên cứu cho thấy rằng tập yoga là việc làm an toàn, […]

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]