Rối loạn nhân cách là dạng bệnh tâm thần phức tạp. Trong cơ thể của người bệnh có nhiều nhân cách khác nhau, chi phối cũng như điều khiển cảm xúc của họ. Nếu như không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu khái quát về rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách là bệnh tâm thần, trong đó người bệnh sẽ có 2 hoặc nhiều loại tính cách riêng biệt. Những tính cách này sẽ góp phần điều khiển hành vi của người bệnh ở những thời điểm khác nhau, khiến người bệnh có thể quên mình là ai, đôi khi đang cười nhưng lúc sau lại khóc, đang giận dữ bỗng trở nên vui vẻ.
Rối loạn nhân cách có thể sẽ dẫn đến những khoảng trống trong trí nhớ đồng thời gây ảo giác (tin rằng điều gì đó có thật, trong khi thực tế không phải như vậy). Bệnh thường chủ yếu biểu hiện rõ ở tuổi vị thành niên hoặc ở giai đoạn đầu của lứa tuổi trưởng thành.
Những dấu hiệu điển hình của dạng rối loạn nhân cách
Có nhiều loại rối loạn và thường được chia thành 3 nhóm như sau:
Tìm hiểu về nhóm rối loạn nhân cách Cluster A
Được đặc trưng bởi những suy nghĩ và hành vi lập dị. Thường bao gồm rối loạn hoang tưởng, rối loạn phân lập hoặc rối loạn Schizotypal.
Các triệu chứng điển hình của dạng rối loạn bao gồm:
– Mất lòng tin, luôn nghi ngờ thái quá đối với người xung quanh, thậm chí là những người thân ruột thịt. Người bệnh có xu hướng nghi ngờ người khác cố làm hại hoặc lừa dối.
– Trở nên khép kín hơn, tự tách biệt bản thân với mọi người xung quanh. Không dám tâm sự với những người khác, lo sợ rằng họ sẽ biết được điểm yếu của bạn.
– Kích động, giận dữ với những lời nói bình thường.
– Nghi ngờ bạn đời hiện tại đang không chung thủy.
Tìm hiểu về nhóm rối loạn nhân cách Cluster B
Nhóm rối loạn phân lập thường được đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc những hành vi kịch tính, quá xúc động hay không thể đoán trước được. Chúng có thể bao gồm rối loạn chống đối xã hội, rối loạn ranh giới, rối loạn theo lịch sử hoặc rối loạn tự ái.
Một số biểu hiện của dạng rối loạn này thường bao gồm:
– Thiếu quan tâm đến những mối quan hệ xã hội, có xu hướng thích ở một mình.
– Hạn chế với những biểu hiện về cảm xúc.
– Mất dần đi sự hứng thú với những hoạt động hàng ngày.
– Mất khả năng tiếp nhận tín hiệu xã hội bình thường.
– Biểu hiện chán chường, trở nên lạnh lùng và thờ ơ với mọi người xung quanh.
Tìm hiểu về nhóm rối loạn nhân cách Cluster C
Biểu hiện đặc trưng của nhóm suy nghĩ này đó là hành vi luôn lo lắng, sợ hãi. Rối loạn dạng này bao gồm rối loạn tránh né, rối loạn phụ thuộc hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Những nguyên nhân gây bệnh lý là gì?
Tính cách là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, điều này khiến mỗi người chúng ta sẽ trở thành phiên bản duy nhất. Đây là cách bạn nhìn, hiểu và liên hệ với thế giới bên ngoài, đồng thời cũng là điều khiến bạn nhìn nhận chính bản thân mình. Mỗi nhân cách thường được hình thành trong thời thơ ấu, được hình thành thông qua tương tác của:
– Gen: Do một số đặc điểm tính cách nhất định có thể được cha mẹ truyền lại thông qua gen di truyền. Những đặc điểm này đôi khi sẽ được gọi là tính khí của bạn.
– Môi trường sống: Liên quan đến môi trường ở xung quanh, như nơi bạn lớn lên, các sự kiện đã từng xảy ra hay mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình với nhau.
Với rối loạn nhân cách, đây là sự kết hợp của những ảnh hưởng di truyền hoặc môi trường. Theo đánh giá của chuyên gia, ở những người bị lạm dụng tình dục từ thuở thơ ấu hoặc lạm dụng tình cảm cực đoan có nguy cơ bị mắc chứng rối loạn nhân cách. Trong số những người mắc rối loạn nhân cách, có khoảng 90% trường hợp từng là nạn nhân của lạm dụng, bị bỏ rơi từ thời thơ ấu.
Ngoài ra, trẻ em hay người lớn đã từng trải qua những sự kiện đau thương, như chiến tranh, thiên tai, bắt cóc hay tra tấn cũng có thể mắc phải tình trạng tâm lý này.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách thế nào?
Nếu như bác sĩ nghi ngờ nhân cách bệnh nhân bị rối loạn, có thể chẩn đoán xác định bằng những phương pháp:
– Khám sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bạn có thể trải qua quá trình đánh giá tâm thần bằng những bài kiểm tra về suy nghĩ, cảm xúc cũng như hành vi.
– Ở một số trường hợp, các triệu chứng của bạn có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe thể chất. Do đó, trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng để có thể chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị rối loạn nhân cách như thế nào?
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào chứng bệnh cụ thể mà bạn đang mắc phải, đó có thể là mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc hoàn cảnh sống. Việc điều trị cần kiên trì trong thời gian dài, bởi rối loạn nhân cách đã tồn tại từ lâu nên việc điều trị có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm. Dưới đây là một số biện pháp bác sĩ thường áp dụng, bao gồm:
Những liệu pháp tâm lý
Đây là những liệu pháp tâm lý, hay còn gọi liệu pháp trò chuyện với những chuyên gia tâm lý, đây là một trong những phương pháp điều trị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bởi quá trình điều trị sẽ mất thời gian dài, do đó các liệu pháp này cũng được đánh giá sẽ khá tốn kém, bạn cần cân nhắc từ trước cũng như có sự chuẩn bị về mặt tài chính.
Sau khi kiểm tra về tâm trạng, cảm xúc cũng như hành vi của bạn, các chuyên gia tâm lý có thể sẽ giúp người bệnh học cách đối phó với căng thẳng cũng như kiểm soát chứng rối loạn nhân cách.
Nhập viện chăm sóc sức khỏe tinh thần
Trong một vài trường hợp, rối loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức bạn cần phải nhập viện để được chăm sóc sức khỏe tâm thần. Thường phương pháp này chỉ được khuyến khích nếu bạn không thể chăm sóc bản thân đúng cách hoặc mất đi khả năng nhận thức với những thứ xảy ra xung quanh.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý rối loạn nhân cách. Nếu như bạn nghi ngờ bản thân mắc những dấu hiệu của bệnh, đừng chần chừ, hãy đi thăm khám với chuyên gia từ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Bài viết liên quan
Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]
Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]
Mù màu: Những thông tin cần biết
Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]