Papilloma thanh quản: Nguyên nhân, cách điều trị 

17/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Papilloma thanh quản do tác nhân gây bệnh là virus, trong đó 2 tuýp chính là HPV 6 và HPV 11. Triệu chứng điển hình của bệnh là khàn tiếng do không khí cản trở lưu thông bởi các u nhú bên trong thanh quản. Đây là dạng tổn thương lành tính, tuy nhiên cần thăm khám để theo dõi đề phòng rủi ro biến chứng. 

Tổng quát về bệnh Papilloma thanh quản 

Papilloma thanh quản hay còn gọi u nhú thanh quản là bệnh được xếp vào các nhóm u nhú lành tính ở bên trong thanh quản, khí quản. Mỗi bệnh nhân sẽ có những diễn biến lâm sàng khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ phát triển của khối u. 

Những nguyên nhân gây hình thành u nhú thanh quản còn liên quan đến chủng virus HPV ở người, đặc biệt là các loại HPV 6 và HPV 11. Các tế bào vảy khi sản sinh quá mức sẽ tạo ra các khối sùi nổi lên trên bề mặt thanh quản, khí quản. 

Mặc dù đây là bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Bởi ở trường hợp virus tấn công lan rộng có thể khiến cho khối u hình thành ở nhiều khu vực lân cận làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động ở hệ hô hấp. 

Papilloma thanh quản hay còn gọi u nhú thanh quản là bệnh được xếp vào các nhóm u nhú lành tính ở bên trong thanh quản, khí quản.
Papilloma thanh quản hay còn gọi u nhú thanh quản là bệnh được xếp vào các nhóm u nhú lành tính ở bên trong thanh quản, khí quản.

Phân loại bệnh lý Papilloma thanh quản 

Papilloma thanh quản có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Mỗi trường hợp khởi phát bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là 2 dạng u thanh quản phổ biến, bao gồm: 

Papilloma thanh quản ở trẻ

Ở trẻ khi soi thanh quản sẽ thấy u nhú hình thành như trái dâu, có cuống và thường trải rộng. Khi tiến triển hơn, chúng sẽ lan dần rộng xuống vị trí hạ thanh môn, tiền đình thanh quản đến các vị trí khác. Dây thanh quản lúc này vẫn di động bình thường, thường thông qua thăm khám tai mũi họng mới phát hiện. 

Papilloma thanh quản ở trẻ
Papilloma thanh quản ở trẻ

Papilloma thanh quản ở người trưởng thành

Đối với những người trưởng thành, triệu chứng của bệnh sẽ khác so với trẻ em. Bệnh thường xảy ra ở người từ 40 tuổi và xuất hiện đa số ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện thông qua nội soi thanh quản. 

Ngoài ra, có thể phân loại bệnh thành 2 thể tương ứng, bao gồm: 

– Thể lành tính: Những khối u xuất hiện ở thanh quản hoặc vùng hạ thanh môn. Trường hợp trẻ mắc bệnh đến tuổi dậy thì thì các loại u nhú sẽ tự động biến mất.

– Thể xâm lấn: U nhú có khả năng lan rộng đến vùng khí quản, tiến triển thành dạng ác tính, theo thời gian kích thước sẽ lớn dần lên. 

Triệu chứng của bệnh Papilloma thanh quản là gì? 

Papilloma thanh quản do 2 loại virus HPV ở người gây ra, như đã đề cập ở trên là virus HPV 6 và HPV 11.

Thông thường, giọng nói của con người được tạo ra khi không khí từ phổi được đẩy qua hai cơ chuyên biệt cạnh nhau. Chúng được gọi là nếp gấp thanh quản, chịu áp lực để khiến chúng rung lên. Nhìn chung, khàn tiếng là triệu chứng của bệnh papilloma thanh quản phổ biến, xảy ra khi u nhú thanh quản cản trở các loại rung động bình thường của nếp gấp thanh quản. Cuối cùng, khối u nhú thanh quản có thể chặn đường thở và từ đó gây khó thở nghiêm trọng. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh thường gặp bao gồm: 

– Khó thở, u nhú càng lớn và gồ ghề thì người bệnh càng bị khàn tiếng, thậm chí là mất giọng. 

– Tình trạng khó thở ở thanh quản ngày càng tăng, nếu như không được điều trị sẽ dẫn đến tắc đường thở, người bệnh có khả năng bị tử vong.

– Mất giọng khi nói nhiều hay khi hát.

– Cảm giác như vướng ở cổ, bị mắc nghẹn. 

Chẩn đoán và điều trị u nhú thanh quản như thế nào? 

Chẩn đoán bệnh lý u nhú thanh quản

U nhú thanh quản có thể được chẩn đoán thông qua việc xem xét các hình ảnh tổn thương bằng những thủ thuật soi thanh quản trực tiếp. Ngoài ra, trong nội soi thanh quản gián tiếp, lưỡi sẽ được kéo về phía trước. Một gương soi thanh quản hoặc một ống nội soi cứng cũng được đưa qua miệng để kiểm tra toàn bộ thanh quản. 

Một dạng khác của nội soi thanh quản gián tiếp là đưa ống nội soi mềm, được gọi là ống soi hoặc ống nội soi. Ống sẽ được đưa qua mũi vào cổ họng để khảo sát thanh quản ở trên cao. Thủ thuật này được gọi là nội soi thanh quản bằng ống nội soi mềm. 

Sự xuất hiện của u nhú được mô tả là khá nhiều và hiếm khi mọc đơn lẻ, có màu trắng và kết cầu sần sùi tương tự như hình dạng của củ súp lơ. U nhú thường xuất hiện ở bên trong thanh quản, đặc biệt là ở trên những nếp gấp thanh quản, hoặc trong không gian phía trên các thanh âm. 

Hiện nay, chỉ có thể chẩn đoán và xác định u nhú thanh quản nhờ phương pháp sinh thiết. Sinh thiết bao gồm xét nghiệm bằng kính hiển vi, xét nghiệm HPV trên mẫu sinh thiết. Các mẫu sinh thiết sẽ được thu thập dưới dạng gây mê toàn thân, thông qua nội soi thanh quản trực tiếp hoặc nội soi phế quản sợi quang. 

Điều trị u nhú thanh quản như thế nào? 

Những phương pháp điều trị u nhú thanh quản điển hình thường bao gồm: 

– Phương pháp điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc tác động trên hệ thống miễn dịch của cơ thể, hoặc tác động trên siêu vi HPV. 

– Phương pháp điều trị ngoại khoa: Điều trị nội khoa thường khó thành công do khối u lớn, khi nghi ngờ khối u hóa ác, cần phải cắt và gửi xét nghiệm để giải phẫu bệnh.

– Biện pháp phẫu thuật nội soi cắt nốt sần thanh quản gây mê là giải pháp tốt nhất cho những trường hợp bị bệnh nặng. 

– Trường hợp u nhú nhỏ có thể cân nhắc phương pháp nội soi ống mềm dưới gây tê, để đảm bảo người bệnh sẽ không bị mắc phản xạ. 

Cần thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt!
Cần thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt!

Trên đây là các thông tin về bệnh lý Papilloma thanh quản. Hiện nay, cắt bỏ u nhú thanh quản là phương pháp điều trị giúp kiểm soát sự lan rộng của u nhú. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]