Não chấn thương mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

21/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Não chấn thương mãn tính là bệnh gì? Có nguyên nhân ra sao? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Não chấn thương mãn tính là bệnh gì?

Bệnh não chấn thương mãn tính (CTE) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự thoái hóa não gây ra bởi chấn thương đầu lặp đi lặp lại.

Não chấn thương mãn tính là một chứng rối loạn não. Bệnh xảy ra có thể do chấn thương ở vùng đầu, lặp đi lặp lại. Hậu quả của chấn thương là gây ra hoại tử của các tế bào thần kinh trong não. Bệnh não chấn thương mạn tính sẽ diễn tiến trầm trọng theo thời gian. Cách duy nhất để chẩn đoán chắc chắn bệnh não chấn thương mạn tính là khám nghiệm tử thi vùng não.

Bệnh não chấn thương mạn tính là một chứng rối loạn hiếm gặp. Căn bệnh này dường như liên quan đến chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Ví dụ như ở các môn thể thao tiếp xúc vùng đầu nhiều hoặc trong chiến tranh.

Bệnh não chấn thương mạn tính thường gặp ở những vận động viên chơi bóng đá (Mỹ), các môn thể thao tiếp xúc khác như quyền anh. Bệnh não chấn thương mạn tính khó chẩn đoán chính xác. Ngoại trừ ở những người có nguy cơ cao (ví dụ vận động viên thể thao, đấu vật, quyền anh…).

Triệu chứng bệnh não chấn thương mãn tính

Các triệu chứng của bệnh não chấn thương mạn tính là rối loạn suy nghĩ, cảm xúc, các vấn đề về thể chất và hành vi khác. Tuy nhiên, các triệu chứng này khá giống ở những bệnh lý thần kinh khác. Bệnh não chấn thương mạn tính thường chỉ được xác định đúng khi khám nghiệm tử thi. Hiếm khi phát hiện được bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng.

Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:

Suy giảm nhận thức

  • Thay đổi suy nghĩ;
  • Mất trí nhớ, hay quên;
  • Các vấn đề về lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ.

Thay đổi hành vi

  • Hành vi bốc đồng;
  • Hiếu chiến.

Rối loạn tâm trạng

  • Trầm cảm hoặc thờ ơ;
  • Thay đổi cảm xúc;
  • Ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
Trầm cảm là một triệu chứng của bệnh não chấn thương mãn tính

Triệu chứng vận động

  • Khó khăn đi lại và giữ thăng bằng;
  • Bệnh Parkinson, gây run rẩy, cử động chậm và gặp khó khăn khi nói;
  • Bệnh thần kinh vận động, khó khăn khi nói, nuốt và thở.

Các chuyên gia cũng cho rằng triệu chứng của bệnh não chấn thương mạn tính xuất hiện dưới hai dạng:

  • Trong giai đoạn đầu: Xuất hiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi. Các triệu chứng của dạng này bao gồm trầm cảm, lo lắng, hành vi bốc đồng và hung hăng.
  • Giai đoạn thứ hai: Gây ra các triệu chứng gồm các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ có khả năng tiến triển thành chứng mất trí nhớ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh não chấn thương mạn tính được cho là có sự chấn thương não lặp đi lặp lại, ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Do đó nếu bạn có bị chấn thương não lặp đi lặp lại và có các triệu chứng sau thì nên liên hệ bác sĩ:

  • Ý nghĩ tự tử: Nghiên cứu cho thấy những người bị bệnh não chấn thương mạn tính thường có ý nghĩ tự tử. Nếu bạn có ý nghĩ muốn tự làm tổn thương bản thân. Thì nên chia sẻ với người xung quanh hoặc gia đình, bạn bè. Và liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Chấn thương đầu nhiều lần, lặp đi lặp lại.
  • Trí nhớ không ổn định, lúc nhớ lúc quên.
  • Thay đổi tính cách hoặc tâm trạng, đặc biệt là bị trầm cảm, lo lắng, hung hăng hoặc có hành vi bốc đồng.

Liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh. Đồng thời giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Chấn thương đầu lặp đi lặp lại có thể là nguyên nhân của não chấn thương mạn tính. Chấn thương đầu có thể gây:

  • Chấn động não,
  • Đau đầu,
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Và các triệu chứng khác…

Trong não bị chấn thương mạn tính, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự tích tụ của một loại protein gọi là “Tau” xung quanh các mạch máu. Sự tích tụ “Tau” trong não chấn thương mạn tính khác với sự tích tụ “Tau” được tìm thấy trong bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Điều này xảy ra do tổn thương các tế bào thần kinh dẫn truyền xung điện. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự giao tiếp giữa các tế bào não và thần kinh.

Những người mắc não chấn thương mạn tính có thể có các dấu hiệu của bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm:

  • Bệnh Alzheimer,
  • Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS),
  • Bệnh Parkinson hoặc thoái hóa thùy trán, còn được gọi là chứng mất trí nhớ vùng trán.
Bệnh Alzheimer có thể là một nguyên nhân dẫn đến bệnh não chấn thương mãn tính

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Hiện tại không có cách nào để chẩn đoán bệnh não chấn thương mãn tính. Những người có nguy cơ cao do chấn thương đầu lặp đi lặp lại trong nhiều năm do chơi thể thao hoặc trong quân sự có khả năng mắc bệnh. Chẩn đoán cần phải có bằng chứng về sự thoái hóa của nhu mô não, sự lắng đọng của protein tau và các protein khác trong não. Những bằng chứng này phải được nhìn thấy khi khám nghiệm tử thi.

Một số nhà nghiên cứu đang tích cực tìm kiếm một loại xét nghiệm có thể chẩn đoán người bị CTE khi họ còn sống. Còn những người khác vẫn tiếp tục nghiên cứu não của những người đã chết. Những người có thể đã bị CTE, chẳng hạn như cầu thủ bóng đá.

Các xét nghiệm tâm thần kinh, hình ảnh học sọ não như xét nghiệm MRI chuyên biệt và dấu ấn sinh học để chẩn đoán CTE đang dần có hi vọng. Đặc biệt, hình ảnh học của amyloid và protein tau sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán.

PET scans

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) sử dụng chất đánh dấu phóng xạ nồng độ thấp tiêm vào tĩnh mạch. Sau đó, dùng máy quét theo dõi sự di chuyển của chất đánh dấu lên não. Các nhà nghiên cứu đang tích cực phát triển các chỉ dấu của PET để phát hiện các bất thường protein tau liên quan đến bệnh thoái hóa thần kinh ở những người đang sống.

Nghiên cứu đang được thực hiện để phát triển các chất đánh dấu nhắm trúng đích và liên kết với protein tau và các protein khác trên PET. Bằng cách sử dụng các loại máy quét và theo dõi này để tìm kiếm sự lắng đọng protein tau trong não của các vận động viên đã về hưu, những người bị chấn thương đầu. PET scans đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được đưa ra thử nghiệm lâm sàng.

Các xét nghiệm khác

Có rất ít nghiên cứu về sử dụng huyết tương hoặc dịch não tủy trong việc chẩn đoán diễn tiến lâu dài của CTE. Một số dấu ấn sinh học sử dụng trong nghiên cứu bệnh Alzheimer có thể hữu ích cho CTE.

Vì tình trạng hai bệnh tương tự nhau. Những dấu ấn sinh học này cần phân biệt được thoái hóa não do CTE với chấn thương não ban đầu.

Phương pháp điều trị

Não chấn thương mãn tính là một bệnh thoái hóa não tiến triển, không có cách điều trị. Cần nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị hiện tại là ngăn ngừa chấn thương đầu. Điều quan trọng là phải cập nhật các khuyến cáo mới nhất trong việc phát hiện và quản lý chấn thương não.

Bệnh não chấn thương mãn tính là một bệnh hiếm gặp và vẫn chưa được hiểu rõ. Thường gặp ở những người có chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như vận động viên, người làm trong quân đội. CTE diễn tiến nhiều năm sau những chấn thương đầu tái diễn.

Nếu bạn có các triệu chứng như chấn thương đầu, rối loạn trí nhớ, thay đổi tính tình (lo âu, trầm cảm, dễ kích động), hay có ý định tự tử, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

Trên đây là những thông tin về bệnh não chấn thương mãn tính. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng chuyên gia.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]