Meniere: Triệu chứng và cách điều trị 

30/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Meniere có thể hiểu là bệnh lý rối loạn thính lực xảy ra ở tai trong. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Người bị mắc hội chứng này thường xuyên gặp tình trạng ù tai, chóng mặt, thậm chí là mất thính lực trong thời gian dài hoặc mãi mãi. 

Tìm hiểu khái quát về nguyên nhân dẫn đến bệnh Meniere

Meniere xuất hiện là do tình trạng tăng dịch và ion nội mô bất thường ở bên trong tai. Những tổn thương bệnh lý sẽ được chẩn đoán thông qua việc phân tích mô bệnh lý  xương thái dương ở những bệnh nhân sau khi tử vong. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình với trường hợp tổn thương tai. 

Cho đến nay, nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Các cơ quan cảm giác ở trong tai nếu như muốn hoạt động chính xác thì áp suất và thể dịch cũng như thành phần hóa học của nội dịch ở trong tai cũng cần phải ổn định. Chính vì vậy, bệnh lý này sẽ xuất hiện khi các chất dịch ở trong tai quá cao hoặc tính chất nội dịch trong tai có sự thay đổi.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến tính chất di truyền trong gia đình hoặc như các chấn vùng đầu, nhiễm trùng tai trong hoặc tai giữa. Tuy nhiên, do không có nguyên nhân chính xác, bệnh Meniere được các chuyên gia xác định là do sự kết hợp của nhiều tác nhân. 

Điểm qua một số triệu chứng cơ bản của bệnh lý 

Mặc dù là bệnh lý mạn tính, tuy nhiên Meniere lại có những triệu chứng xuất hiện theo từng cơn như: 

Dấu hiệu bệnh lý: Chóng mặt

Người bệnh có cảm giác bản thân bị quay tròn dù đang nằm, ngồi hoặc đứng, mọi thứ xung quanh bị đảo lộn. Ngoài ra, những cơn chóng mặt do bệnh gây ra thường không có sự báo trước và kéo dài khoảng từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh chóng mặt, người bệnh sẽ có những cảm giác như nôn, buồn nôn. 

Chóng mặt là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý
Chóng mặt là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý

Dấu hiệu bệnh lý: Suy giảm thính lực 

Người mắc Meniere sẽ bị mất thính lực hoàn toàn, đồng thời mất khả năng nghe được những âm thanh. Sự mất thính lực này có thể xảy ra dao động trong một khoảng thời gian và thường hay gặp ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có khả năng mất đi thính lực mãi mãi. 

Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện tiếng kêu ở trong tai

Có nhiều trường hợp, người bệnh nghe được tiếng rung, tiếng ù hoặc tiếng rít ở trong tai. Ở tai luôn có cảm giác inh ỏi mà thực chất là môi trường ở bên ngoài sẽ không có.

Dấu hiệu bệnh lý: Tai có cảm giác căng tức, khó chịu 

Đôi khi, người bệnh sẽ có cảm giác đầy tai, căng tức khó chịu. Lâu dần không được điều trị sẽ có nguy cơ mất thính lực. Cùng với đó là cảm giác buồn nôn, chóng mặt hay rối loạn tiền đình. Tùy thuộc vào cơ địa hay tình trạng bệnh ở từng người, mức độ nghiêm trọng và tần suất của mỗi cơn kịch phát có thể sẽ khác nhau.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: Meniere có nguy hiểm hay không? 

Theo chuyên gia, bệnh Meniere không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, mối nguy hiểm lớn nhất chính là những cơn chóng mặt xảy ra mà không được dự báo trước. Do đó, bệnh nhân thường có nguy cơ bị ngã, gặp tai nạn… gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Ngoài ra, khi những cơn chóng mặt liên tiếp xảy ra, bệnh nhân có thể sẽ phải nghỉ ngơi trong nhiều giờ, nhiều ngày. Thậm chí điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, cùng những áp lực lớn về mặt tâm lý. 

Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh lý, khi bạn cảm giác chóng mặt hoặc những triệu chứng dưới đây, đừng trì hoãn việc đi thăm khám với bác sĩ: 

– Tê, ngứa hay yếu tay chân 

– Cảm giác đau tức ngực

– Khó khăn khi đi lại, có thể thường xuyên bị ngã 

– Đau đầu dữ dội, mất ý thức và mất thị lực 

Điều trị và chẩn đoán bệnh lý như thế nào?

Chẩn đoán bệnh Meniere như thế nào? 

Chẩn đoán bệnh hiện nay chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh và sự hiện diện của những triệu chứng mà bệnh gặp phải như: 

– Có khoảng 2 hoặc nhiều đợt chóng mặt, với mỗi đợt chóng mặt thường kéo dài ít nhất trong khoảng 20 phút.

– Ù tai và mất thính lực tạm thời. 

– Cảm giác bị đầy ở trong tai. 

Điều trị bệnh Meniere bằng phương pháp như thế nào? 

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương án điều trị triệt để. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh. 

Điều trị bằng các loại thuốc 

– Thuốc kê đơn

Triệu chứng gây khó chịu nhất khi bị bệnh đó là các cơn chóng mặt, gây buồn nôn. Ngoài ra, các loại thuốc kê đơn thường có tác dụng ức chế tiền đình, chống nôn và an thần giúp giảm nhẹ các triệu chứng. 

– Thuốc lợi tiểu, giúp hạn chế muối trong chế độ ăn 

Hạn chế muối trong chế độ ăn uống, sử dụng thuốc lợi tiểu sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cơn chóng mặt bằng việc giảm lượng chất nước trong cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả trong giai đoạn sớm của bệnh Meniere. 

– Thuốc Corticosteroid

Nhìn chung, cơ chế hoạt động của steroid ở trong tai vẫn chưa rõ ràng, nhưng những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm tổn thương từ phản ứng viêm. Ngoài ra, Corticoid đường uống cũng có thể được sử dụng trong các đợt cấp của triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. 

Có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh
Có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh

Điều trị bằng liệu pháp nhận thức 

Trị liệu nhận thức là cách trò chuyện giúp người bệnh tập trung vào cách diễn giải và phản ứng với trải nghiệm trong cuộc sống. Một số người nhận thấy rằng liệu pháp nhận thức sẽ giúp họ đối phó tốt hơn với việc xảy ra bất ngờ của các cơn chóng mặt, giảm lo lắng về sự tấn công này ở trong tương lai. 

Biện pháp phẫu thuật 

Nếu như các trường hợp chóng mặt khó có thể được kiểm soát bằng thuốc, biện pháp phẫu thuật lúc này có thể được cân nhắc. Quyết định về cuộc phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào các yếu tố tuổi tác hay sức khỏe, tình trạng sức khỏe cũng như mức độ thính lực của bệnh nhân. 

Nhìn chung, bệnh Meniere không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể khiến cho người bệnh bị mất thính lực vĩnh viễn. Do đó, việc phát hiện bệnh từ sớm là yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]