Lưỡi bị đen: Nguyên nhân và cách điều trị  

26/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Lưỡi của người bình thường có màu hồng đỏ tự nhiên. Nếu như đột nhiên lưỡi bị đen, bạn cần cải thiện thế nào? Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi này? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác nhất bạn nhé!

Khái quát về tình trạng “lưỡi bị đen” 

Lưỡi lông đen, hay còn gọi lưỡi bị lông đen (hairy tongue) là tình trạng sức khỏe hiếm gặp tuy nhiên thường gây nhiều trở ngại. Tình trạng này thường xảy ra khi các lớp tế bào màng bám ở trên mặt lưỡi bị tích tụ và kéo dài tạo thành lớp lông, do đó thường có tên gọi là “lưỡi lông đen”.

Lưỡi bị đen là tình trạng sức khỏe răng miệng bao gồm các dấu hiệu như: 

– Màu sắc của lưỡi không được tự nhiên, có thể có màu đen hoặc nâu đậm, màu sắc này có thể xuất hiện đều đặn ở bề mặt lưỡi hoặc chỉ một số vị trí cụ thể. 

– Tạo cảm giác bề mặt của lưỡi bị “lợi lên” hoặc bị tích tụ các mảng bám.

– Cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện. Hoặc đơn giản chỉ khi ngậm nước miếng cũng gây cảm giác khó chịu. 

Nhìn chung, dấu hiệu khi lưỡi bị đen thường không quá đau đớn hoặc tổn thương nghiêm trọng, tuy nhiên nó thường gây không thoải mái và tự ti cho người bị. Việc duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ giúp hạn chế được tình trạng này cũng như giải quyết các vấn đề răng miệng khác một cách hiệu quả. 

Lưỡi bị đen là tình trạng xảy ra khi các lớp tế bào màng bám ở trên mặt lưỡi bị tích tụ và kéo dài tạo thành lớp lông
Lưỡi bị đen là tình trạng xảy ra khi các lớp tế bào màng bám ở trên mặt lưỡi bị tích tụ và kéo dài tạo thành lớp lông

Các nguyên nhân khiến cho lưỡi bị đen 

Theo chuyên gia, lưỡi được bao phủ bởi hàng trăm nhú lưỡi. Thường thì chúng sẽ không được để ý, tuy nhiên khi các tế bào chết bắt đầu tập trung trên đỉnh nhú lưỡi, thì nhú lưỡi sẽ dài ra. 

Các nhú dài thường bị nhuộm màu bởi vi khuẩn hoặc các chất khác, làm cho lưỡi bị đen và có cảm giác như mọc lông. Ngoài ra, một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng đen lưỡi bao gồm: 

Lưỡi bị đen do hút thuốc lá 

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây đen lưỡi. Bởi thuốc lá chứa các hợp chất hóa học độc hại. Khi hút thuốc, các loại chất này sẽ tiếp xúc với lưỡi trực tiếp và từ đó tạo ra các mảng bám dày đặc ở trên bề mặt lưỡi. Ngoài ra, hút thuốc cũng làm mất khả năng sự tự làm sạch tự nhiên của lưỡi. 

Lưỡi bị đen do thực phẩm hay đồ uống 

Cà phê, rượu đỏ, nước mắm hay các loại thực phẩm chứa nhiều chất màu tự nhiên có thể gây nguy cơ nám lưỡi. Ngoài ra, các hợp chất trong thực phẩm và đồ uống này cũng có khả năng bám vào lưỡi và tạo ra lớp màng nhiều màu sắc. Khi thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm/đồ uống này, lưỡi cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng và biến thành màu đen.

Thực phẩm hay đồ uống là những tác nhân khiến màu sắc của lưỡi thay đổi.
Thực phẩm hay đồ uống là những tác nhân khiến màu sắc của lưỡi thay đổi.

Đen lưỡi do vi khuẩn/nấm

Vi khuẩn/nấm là một phần tự nhiên của miệng. Tuy nhiên, khi không duy trì được phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm. Lúc này, vi khuẩn và nấm có khả năng tạo thành mảng bám ở trên mặt lưỡi, gây ra sự thay đổi về màu sắc và tạo cảm giác lưỡi bị tình trạng “lợi lên”.

Do sử dụng những chất làm sạch miệng không đúng cách 

Một số loại chất làm sạch miệng thường chứa chất kháng khuẩn mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu như sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách, chúng có thể làm mất cân bằng số lượng vi khuẩn ở trong miệng, từ đó dẫn đến sự tích tụ của mảng bám ở trên lưỡi.  

Đen lưỡi có chữa được hay không? 

Nếu như bạn đang mặc cảm vì tình trạng lưỡi đen, đừng quá lo lắng nhé!

Theo chuyên gia, tình trạng lưỡi bị đen hoặc có đốm đen thường không cần can thiệp quá nhiều. Ở hầu hết các trường hợp, việc chải lưỡi hàng ngày bằng bàn chải đánh răng sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chất, làm phai màu đen trong khoảng vài ngày. 

Nếu như nghi ngờ lưỡi bị đen là do thuốc hay do chế độ ăn lỏng thì bạn cần gặp trực tiếp để bác sĩ có thể tư vấn thêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh lượng thuốc hay kê thêm kháng sinh để kiểm soát lượng vi khuẩn và nấm ở trong miệng. 

Vitamin A cũng có thể giúp tăng cường thay thế cho tế bào ở trên lưỡi của bạn. Với những loại nhú lưỡi tồn tại quá lâu, bác sĩ có thể can thiệp giúp bạn loại bỏ bằng công cụ đốt điện hay laser. 

Tham khảo biện pháp chăm sóc lưỡi tại nhà 

Sức khỏe răng miệng luôn đóng vai trò quan trọng, không chỉ có hàm răng trắng bóng, sở hữu chiếc lưỡi hồng hào là mong muốn của rất nhiều người. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc lưỡi tại nhà bạn có thể áp dụng: 

– Chải lưỡi nhẹ nhàng khoảng 2 lần/ngày để loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn.

– Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi mỗi lần đánh răng để ngăn các tế bào chết có thể tích tụ trên lưỡi. 

– Chải lưỡi sau khi mới ăn hoặc uống các loại thức uống có màu. 

– Lưu ý ngưng sử dụng thuốc lá, bởi cai thuốc lá là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng lưỡi. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc cai thuốc, hãy đánh răng và chải lưỡi sau mỗi khi sử dụng thuốc lá khoảng mỗi 2 giờ/ngày.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau quả, chất đậm và hạt ngũ cốc để giúp bạn duy trì cân bằng lợi khuẩn ở trong miệng.

Vệ sinh lưỡi là giải pháp cải thiện hữu ích
Vệ sinh lưỡi là giải pháp cải thiện hữu ích

 

Trên đây là những thông tin về tình trạng lưỡi bị đen cũng như cách cải thiện hiệu quả. Nếu như bạn đang cảm thấy quá lo lắng hoặc nghi ngờ về bất cứ triệu chứng nào, đừng ngần ngại, hãy đi thăm khám sớm với các chuyên gia nha khoa để được áp dụng phương pháp phù hợp. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]