Loạn thần: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

27/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Loạn thần là một dạng rối loạn thần kinh. Hậu quả có thể khiến bệnh nhân hoang tưởng và gây ra những hành động nguy hiểm. Vậy bệnh loạn thần là gì? Và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bệnh loạn thần là gì?

Loạn thần là một dạng rối loạn thần kinh

Bệnh loạn thần được xếp vào nhóm rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Người mắc bệnh này không thể tự kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình. 

Hiện nay, bệnh được phân loại dựa theo các nguyên nhân và biểu hiện của rối loạn thần kinh. Cụ thể như sau:

  • Tâm thần phân liệt: Người mắc bệnh sẽ có những hành vi hoang tưởng, triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 6 tháng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn phân liệt cảm xúc: Người bệnh cũng sẽ có hành vi hoang tưởng, đồng thời có thêm biểu hiện rối loạn thần kinh, lưỡng cực và khí sắc trầm trọng.
  • Rối loạn dạng phân liệu: Có biểu hiện giống tâm thần phân liệt nhưng triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ngắn hơn.
  • Rối loạn thần ngắn: Gây ra do gặp căng thẳng, áp lực tâm lý liên tục nhưng thời gian bệnh ngắn và nhanh hồi phục.
  • Rối loạn hoang tưởng: Người mắc bệnh này sẽ không phân biệt giữa thực thế và tưởng tượng. Vì vậy loại rối loạn này được xếp vào bệnh rối loạn thần kinh nặng.
  • Rối loạn loạn thần chia sẻ: Người bị bệnh sẽ tin tưởng vào những điều mà mọi người xung quanh nói.
  • Rối loạn loạn thần do sử dụng chất kích thích.
  • Rối loạn loạn thần thứ phát gây ra do mắc bệnh liên quan đến não như chấn thương đầu hoặc có khối u não.
  • Hoang tưởng paraphrenia: Một loại bệnh loạn thần ở người già.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh 

Ảo tưởng, hoang tưởng, có hành vi phi thực tế là những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh loạn thần. 

Ảo tưởng

Người bị loạn thần có thể nghe thấy hoặc cảm nhận những thứ không có thực. Ví dụ, họ tin rằng họ đang nghe thấy giọng nói không có thực bên ngoài. Hoặc nhìn thấy hình ảnh không thực tế.

Cảm nhận và nghe thấy những thứ không có thực là một dấu hiệu của bệnh loạn thần

Hoang tưởng

Người bị bệnh có thể gặp ảo giác hoặc hoang tưởng tự cao, hoảng tượng dạng cơ thể,… Họ tin rằng họ đang bị theo dõi hoặc được điều khiển bởi lực lượng siêu nhiên nào đó.

Bên cạnh hai biểu hiện chính trên thì người mắc bệnh loạn thần còn có các biểu hiện sau:

  • Rối loạn tư duy, gặp khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành công việc bình thường.
  • Thay đổi cảm xúc đột ngột thay đổi. Từ vui vẻ đến trầm cảm và sự khó chịu.
  • Rối loạn hành vi, có những hành vi hoang dại, hướng nội hoặc trở nên cô độc và không muốn tương tác với xã hội.
  • Rối loạn ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt khi nói chuyện hoặc viết.

Nguyên nhân của bệnh loạn thần

Nguyên nhân chính gây ra bệnh loạn thần cho đến giờ vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì những dấu hiệu sau có thể là nguyên nhân, góp phần dẫn đến căn bệnh loạn thần.

Các nguyên nhân có thể kế đến như:

  • Yếu tố di truyền: Những người có người thân trong gia đình bị bệnh loạn thần sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Người bị bệnh liên quan đến não: Việc mắc một số bệnh như khối u não, chấn thương não,… cũng có thể gây ra loạn thần.
  • Thay đổi hormone, mất ngủ: Thay đổi nội tiết tố, thường xuyên mất ngủ hoặc gặp stress nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thần.
  • Do tuổi tác: Người càng cao tuổi càng dễ xuất hiện triệu chứng bệnh loạn thần.
  • Do yếu tố tâm lý và xã hội: Sống trong một môi trường mất cân bằng về xã hội, thường xuyên phải cô đơn hoặc bị bạo hành cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thần.
Căng thẳng kéo dài có thể là một nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn thần kinh

Hậu quả của bệnh loạn thần là gì?

Vì là một căn bệnh về rối loạn thần kinh, nên loạn thần để lại những hậu quả nặng nề. Có thể kể đến như:

Nghiện ngập: 

Những người bị loạn thần có nhiều khả năng lạm dụng ma túy, rượu hơn những người khác. Họ dùng các chất này như một cách để kiểm soát các triệu chứng. Việc lạm dụng chất có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây ra các vấn đề khác.

Tự làm đau bản thân và tự sát: 

Những người bị loạn thần có nguy cơ tự làm hại và tự tử cao hơn người bình thường. Họ thường có những vết cắt, bầm tím hoặc bỏng thuốc lá, trên cổ tay, cánh tay, đùi và ngực. Những người này luôn cố gắng che đậy các tổn thương đó.

Làm hại những người xung quanh:

Khi những hoang tưởng hay ảo giác tác động tiêu cực đến người bệnh. Họ sẽ phản ứng lại. Đó có thể là chửi mắng, cáu giận, đánh người thậm chí là giết người.

Cách điều trị bệnh loạn thần

Việc điều trị loạn thần là một hành trình phức tạp và lâu dài. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị loạn thần phổ biến, cụ thể là:

Điều trị bằng thuốc

Tuy không thể điều trị tận gốc bệnh loạn thần. Nhưng thuốc có thể kiểm soát và làm giảm triệu chứng các triệu chứng rối loạn thần kinh, hoang tưởng của người bệnh. 

Điều trị tâm lý

Thực hiện điều trị tâm lý có thể giúp người bệnh hiểu và quản lý tốt hơn triệu chứng của mình. Đồng thời phương pháp này cũng có thể hỗ trợ tinh thần người bệnh và giúp họ quản lý cảm xúc tốt hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị tâm lý ngoại trú, tuy nhiên với những trường hợp nặng cần được nhập viện để có thể kiểm soát hành vi hoang tưởng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh loạn thần đó là bệnh nhân cần được điều trị dưới sự theo dõi của chuyên gia tâm lý. Từ đó họ có thể dễ dàng đánh giá tình trạng và đề ra liệu trình điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “bệnh loạn thần là gì?” Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nếu như xuất hiện các biểu hiện của bệnh loạn thần.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]