Lẹo mắt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

31/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Lẹo mắt là một bệnh về mắt khá phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh khiến người mắc cảm thấy đau và khó chịu. Vậy lẹo mắt là bệnh gì? Biểu hiện và có những phương pháp điều trị nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt không nguy hiểm nhưng gây đau đớn và khó chịu cho người mặc

Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính do một loài tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn staphylocoque xâm nhập vào tuyến lông mi. Mụn lẹo thường mọc ở rìa mí mắt và dính chặt vào da mí. Sau 3 – 4 ngày lẹo sưng mủ và vỡ. Lẹo có thể tái phát, lan từ mí này sang mí kia. Đôi khi mí mắt sưng lên gây phù kết mạc.

Phân loại lẹo mắt

Lẹo bên trong: 

Khi tuyến meibomian là thành phần cấu tạo của mi mắt bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy lẹo mắt ở trong mi mắt. Từ bên ngoài, nó chỉ nhìn thấy như một khối sưng. Nhiễm trùng bên trong mi mắt có thể gây đau. Nó khiến bạn cảm thấy như có dị vật trong mắt.

Lẹo bên ngoài: 

Là tình trạng lẹo mắt xuất hiện dọc theo mép của mi mắt. Do nhiễm trùng ở gốc của lông mi. Có thể ban đầu bạn chỉ thấy mi mắt có một mụn nhỏ sưng đỏ nhẹ. Sau vài ngày, khi hình thành mủ màu vàng, vùng mi mắt xung quanh sẽ đỏ, sưng và đau.

Đa lẹo: 

Gồm nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc đôi khi ở cả hai mắt.

Nguyên nhân gây ra lẹo mắt

Hầu hết các trường hợp lẹo mắt đều xảy ra chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, có thể do loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng là Staphylococcus aureus. Đó là vi khuẩn phổ biến thường được tìm thấy trên làn da khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nó không có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể xâm nhập vào da. Từ đó gây ra các bệnh nhiễm trùng mụn mủ, ổ áp xe.

Nếu bạn có dấu hiệu viêm mí mắt như mi mắt bị sưng, khô và ngứa, tình trạng này có thể tiến triển thành lẹo mắt sau đó.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lẹo mắt

Không vệ sinh tay sạch sẽ khi đeo kính áp tròng có thể là nguyên nhân gây lẹo mắt

Bệnh lẹo mắt có thể xuất hiện ở bất kể đối tượng, tuổi tác hay giới tính nào. Tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh để phòng tránh:

  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tháo và đeo kính áp tròng.
  • Không làm sạch kính áp tròng sau khi dùng.
  • Dùng chung đồ cá nhân với người bị lẹo mắt.
  • Không tẩy sạch trang điểm ở mắt trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc chứa chất độc hại.
  • Những người đã từng bị viêm mí mắt mãn tính, viêm bờ mi,…

Dấu hiệu của bệnh lẹo mắt

Các dấu hiệu của lẹo mắt bao gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Mí mắt sưng và tấy đỏ, thỉnh thoảng có thể sưng hoàn toàn

Ngoài ra, đôi khi người bị mọc lẹo ở mắt cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bị lẹo mắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Các trường hợp lẹo mắt thường không gây nên nguy hiểm cho người mắc. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Bị sốt
  • Bạn gặp vấn đề về thị lực
  • Mụt lẹo không cải thiện trong vòng 2 ngày
  • Đỏ và sưng bên dưới mi mắt, sưng má và vài bộ phận trên khuôn mặt bạn
  • Mụt lẹo ở mắt chảy máu. Cục u sưng rất lớn và đau đớn. Nốt rộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ.

Bệnh lẹo mắt có lây không?

Bệnh lẹo mắt có thể lây. Nếu bạn bị lẹo mắt, bạn không muốn vi khuẩn có trong đó tiếp xúc với mắt của ai khác. Nếu điều đó xảy ra, mắt của họ có thể phát triển lẹo hoặc các nhiễm trùng khác.

Để tránh làm lây lan vi khuẩn gây lẹo mắt, hãy lưu ý:

  • Giữ cho mắt và tay sạch sẽ 
  • Không dùng chung gối, ga trải giường, khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác.

Cách chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và khám lâm sàng để điều trị lẹo mắt. Chẩn đoán có thể được thực hiện mà không cần xét nghiệm. Dựa vào tình trạng nhiễm trùng tụ cầu mủ cấp tính không lan rộng. Xác định trường hợp lẹo mắt bên ngoài, bên trong hoặc đa lẹo.

Điều trị

Chườm ấm có thể khiến mắt đỡ sưng và dễ chịu hơn

Ở giai đoạn đầu của bệnh, nên dùng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ. 

Sau đó bác sĩ chườm ấm, cắt rạch mủ, dùng thuốc nhỏ mắt để làm sạch mắt, ngăn ngừa và diệt khuẩn. Lẹo lớn hoặc cứng đầu có thể cần dùng corticosteroid.

Hiện nay, dùng phương pháp chích lẹo điều trị khá an toàn. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm. Sau điều trị mắt lại sáng khoẻ, bình thường.

Ngoài ra, bệnh nhân bị lẹo mắt có thể tự chườm ấm để giúp vết lẹo nhanh lành. Từ đó phục hồi vết thương nhanh hơn. Đặt một túi chườm ấm lên vùng mắt bị lẹo trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện 1 – 2 lần trong ngày để mở lỗ chân lông vùng mí mắt, mở tuyến bã ở mắt, giúp vết lẹo nhanh chóng xẹp xuống. Đây cũng được coi là cách xóa mụn lẹo nhanh chóng và an toàn.

Phòng ngừa lẹo mắt như thế nào?

  • Để phòng ngừa lẹo mắt, cần giữ vệ sinh mắt và bờ mi. Nhất là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. 
  • Bạn nên rửa mi mắt với nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần kết hợp chườm ấm và massage mắt hằng ngày.
  • Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, nhỏ thuốc mà chưa có chỉ định của Bác sĩ. Vì như vậy dễ làm tổn thương lan rộng, kéo dài và tái phát nhiều lần.
  • Bảo vệ mắt khỏi khói bụi bằng cách đeo kính mỗi khi ra ngoài hay trong môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm và phấn trang điểm mắt.
  • Rửa tay thường xuyên và luôn để tay xa khỏi tầm mắt của bạn. Đặc biệt khi chăm sóc một người bị lẹo mắt hay đang có bệnh lý nhiễm trùng khác.

Trên đây là những thông tin về bệnh lẹo mắt. Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn có những triệu chứng về căn bệnh này. Liên hệ ngay 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]