Khí phế thũng: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

20/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khí phế thũng là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt khi bước vào giai đoạn trên 40 tuổi.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh về phổi hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Điều đáng nói là, nhiều người không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng (khí phổi thũng – Emphysema) là bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới, cụ thể là phế nang và các tiểu phế quản. Vách ngăn giữa các túi chứa khí trong phế nang  bị suy yếu, vỡ ra tạo thành các khoảng không khí lớn, làm giảm diện tích bề mặt phổi khiến lượng oxy từ phổi đến máu bị suy giảm.

Phế nang bị tổn thương khi cơ thể thở ra không hoạt động bình thường khiến không khí cũ bị tồn lại và không khí trong lành, giàu oxy không thể đi vào. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở, đặc biệt là khi người bệnh chạy nhảy, vận động quá sức hay tập thể dục.

Khi bị khí phế thũng, người bệnh không thể dùng hoàn toàn phổi để hô hấp bình thường. Các tổn thương trong khí phế cũng không thể phục hồi hoàn toàn khi mắc bệnh. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm diễn tiến bệnh, duy trì sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết khí phế thũng

Dấu hiệu nhận biết

Khí phế thũng thường có diễn tiến bệnh chậm. Người bệnh thường dễ nhầm lẫn các triệu chứng bệnh với các vấn đề hô hấp thông thường mà bỏ qua “tín hiệu cảnh báo”. Việc này ảnh hưởng lớn việc điều trị sau này.

Một số dấu hiệu đặc trưng của khí phế thũng mà người bệnh cần lưu ý:

– Khó thở, đặc biệt là sau khi thực hiện các hoạt động dùng sức. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị khó thở ngay cả khi ngồi yên hoặc đang ngủ.

– Thở khò khè.

– Ho nhiều.

– Đau tức ngực.

Khi bệnh bước vào giai đoạn trở nặng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

– Ăn không ngon, chán ăn.

– Tim đập nhanh.

– Mệt mỏi, ngủ không ngon.

– Đau nhức đầu.

– Sụt cân không rõ lý do.

– Quan hệ tình dục có vấn đề.

Nguyên nhân

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến khí phế thũng là do hút thuốc lá hoặc thiếu AAT. Trong đó

– Khói thuốc lá làm tê liệt những sợi lông mao khiến khả năng quét vi trùng, hóa chân và các tác nhân có hại ra khỏi đường thở bị suy giảm. Các tác nhân gây hại tiến vào các túi khí trong phổi và phá hủy chúng gây bệnh lý về phổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới phổi cao gấp 6 lần so với người không hút thuốc.

– Thiếu AAT (một protein tự nhiên lưu thông trong máu) khiến cơ thể không chống lại được sự nhiễm trùng. Thiếu hụt AAT, các tế bào bạch cầu bình thường cũng làm hỏng phổi. Không chỉ vậy, gan cũng là cơ quan bị ảnh hưởng khi cơ thể không tạo đủ AAT. 

Một số nguyên nhân khác dẫn đến chứng khí phế thũng như:

– Hút thuốc lá thụ động

– Sống trong môi trường có không khí ô nhiễm

Cách chẩn đoán hội chứng khí phế thũng

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của khí phế thũng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý chính xác.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thăm khám, tìm hiểu tiền sử bệnh lý, tình trạng hút thuốc (chủ động, thụ động), môi trường sống/làm việc sau đó chỉ định làm các xét nghiệm lâm sàng:

– Chụp X-quang, CT phổi.

– Xét nghiệm máu để xác định khả năng vận chuyển oxy trong máu của phổi.

– Do oxy xung.

– Kiểm tra hoạt động của phổi: thổi vào phế dung để đo lượng không khí phổi có thể hít vào, thở ra.

– Xét nghiệm khí máu động mạch để đo lượng máu và carbon dioxide trong má.

– Điện tâm đồ ECG để kiểm tra chức năng tim.

Phương pháp điều trị khí phế thũng

Hiện khí phế thũng vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả. Mọi biện pháp điều trị đều hướng đến việc giảm thiểu triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dùng thuốc 

Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc như:

– Kháng sinh để chống nhiễm trùng.

– Thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở để người bệnh hô hấp dễ dàng, giảm ho.

– Steroid để giảm tình trạng khó thở.

– Mucolytics để làm loãng chất nhầy trong phổi, giảm ho hiệu quả.

Trị liệu

Để tăng cường sức khỏe, cải thiện khả năng hô hấp, giảm bớt triệu chứng bệnh thì liệu pháp phổi và tập thể dục cường độ nhẹ là điều được khuyến khích ở người bệnh. 

Người bệnh cũng thường được khuyến cáo trị liệu với các liệu pháp trị liệu như: tập yoga, thái cực quyền, hít thở đúng cách…

Với tình trạng bệnh lý ở mức trung bình đến nặng, người bệnh được áp dụng liệu pháp oxy để hỗ trợ việc thở. Một số trường hợp quá nặng, bệnh nhân phải thở oxy 24 giờ/ngày.

Liệu pháp Protein

Người bệnh được chỉ định truyền AAT trong trường hợp mắc bệnh di truyền do thiếu protein alpha-1 antitrypsin (AAT). Việc này góp phần tích cực vào việc làm chậm quá trình tổn thương phổi hiệu quả.

Phẫu thuật

Khi các liệu pháp còn lại không đem lại hiệu quả như mong muốn hay khi bệnh đã tiến vào giai đoạn trở nặng, tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật:

– Phẫu thuật giảm thể tích phổi: cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn phần phổi bị tổn thương để phần phổi khỏe mạnh hoạt động hiệu quả. 

– Cắt bỏ túi khí: cắt bỏ hoàn toàn túi khí trong trường hợp túi khí trên phổi phát triển nhanh và có nguy cơ đè lên phần phổi khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chức năng phổi.

– Cấy ghép phổi: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần phổi bị tổn thương và thay thế bằng phần phổi mới. Ở một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể thay mới toàn bộ lá phổi. Rủi ro lớn nhất của phương pháp này chính là sự nhiễm trùng và đào thải cơ quan được cấy vào cơ thể.

Dù áp dụng liệu pháp nào, khi điều trị khí phế thủng, người bệnh đều phải cai thuốc (nếu có hút thuốc).

Biện pháp phòng tránh khí phế thũng

Khí phế thủng thường xuất hiện ở nam giới sau 40 tuổi. Tuy nhiên, dù là ai thì bạn cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như:

– Không hút thuốc lá (chủ động và bị động).

– Chú ý nâng cao chất lượng không khí.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt đã qua chế biến.

– Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.

– Xây dựng và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.

Trên đây là những thông khoa học về khí phế thũng. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]