Kén bã đậu: Nguyên nhân và cách điều trị

21/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Kén bã đậu là một căn bệnh thường gặp và lành tính. Vậy cụ thể căn bệnh này là gì? Có nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Kén bã đậu là bệnh gì?

Kén bã đậu còn có tên gọi khác là u bã đậu. Các khối u bã đậu có thành phần gồm các chất do tuyến mồ hôi của mô dưới da sản xuất. Kén bã đậu có thể xuất hiện từ lúc trẻ vừa mới sinh hoặc sau đó. Bạn có thể tìm thấy trẻ có khối sưng bất thường ở nhiều vị trí khác nhau. Đa số gặp ở trên đầu, cổ hoặc bàn tay và chân, nhưng nhiều nhất là quanh mắt.

Về hình dạng thì u bã đậu nhìn giống như một cục hạch nhỏ dưới da. Khi sờ vào sẽ thấy chúng dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, khi không có kèm theo nhiễm trùng, bệnh này thường không viêm đỏ hay làm trẻ đau. Kích thước trung bình của kén thường từ 1 đến 2 cm.

U bã đậu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Nguyên nhân của u bã đậu

U bã đậu hình thành từ tuyến bã nhờn – tuyến sản xuất dầu bao phủ tóc và da của toàn cơ thể. Các nang có thể phát triển nếu tuyến hoặc ống dẫn của nó bị hỏng hoặc bị chặn. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do:

  • Sai lệch hoặc biến dạng của tuyến bã nhờn
  • Tổn thương các tế bào trong một cuộc phẫu thuật
  • Hoặc điều kiện di truyền.

Biểu hiện của kén bã đậu

Bản chất kén bã đậu là một bệnh lý lành tính. Thường căn bệnh này không gây nguy hiểm và đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên, khi kén lớn có thể gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho trẻ. Từ đó ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ. Đặc biệt là các kén lớn ở các vị trí như cổ và mặt có thể gây áp lực lớn và gây đau nhiều hơn.

Kén bã đậu thường có kích thước nhỏ và đa số mềm khi sờ vào. Các vị trí trên cơ thể có thể xuất hiện kén bã đậu như: Da đầu, mặt, cổ, lưng, chân, tay…

Tuy kén bã đậu bản chất là lành tính. Nhưng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là ung thư hóa. Các biểu hiện của kén bã đậu được xem là bất thường và có nguy cơ ung thư nếu có một trong các đặc điểm sau:

  • Kén bã đậu có kích thước lớn hơn 5cm.
  • Tốc độ tái phát sau phẫu thuật rất nhanh.
  • Có biểu hiện nhiễm trùng như sưng đỏ, đau nhiều hay chảy mủ.
Dễ dàng phát hiện bệnh bằng mắt thường

Phương pháp chẩn đoán u bã đậu

Việc chẩn đoán bệnh trên lâm sàng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bệnh có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm để loại trừ ung thư. Trường hợp u lành nhưng gây khó chịu nhiều hay tình trạng nguy hiểm, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ tổ chức bã đậu.

Một số xét nghiệm phổ biến trong chẩn đoán u bã đậu hiện nay như:

  • Chụp CT: Đây là một xét nghiệm cần thiết trong việc chẩn đoán bệnh. Giúp xác định tính chất của kén bã đậu. Từ đó phát hiện các bất thường liên quan. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp các bác sĩ chọn được phương pháp tốt nhất để tiến hành phẫu thuật.
  • Sinh thiết khối u: Kỹ thuật này sẽ tiến hành lấy một lượng nhỏ tổ chức u bã đậu. Để kiểm tra xem tính chất của kén bã đậu là lành tính hay ác tính.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này thường không cần thiết và chỉ đặt ra khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng.

Kén bã đậu gây ra những biến chứng gì?

U bã đậu có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tùy vào từng vị trí mà nó sẽ gây các hậu quả khác nhau đối với người bệnh. Nếu kén bã đậu ở gần mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực. Bởi vì, kích thước của kén có thể tăng thêm theo thời gian nếu không phẫu thuật.

Tuy nhiên, biến chứng này không xảy ra nhiều. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể tổn thương xương gần đó hoặc nhiễm trùng. Nhiễm trùng được nghi ngờ khi kén viêm đỏ, sưng to hơn kèm đau. Đôi khi trẻ có thể sốt nhẹ và kèm theo mủ chảy ra từ kén. Khi trẻ lớn, đó lại liên quan đến tính thẩm mỹ vì nó có thể khiến cho con bạn cảm thấy xấu hổ.

Nguy cơ chính của việc loại bỏ kén bã đậu là nhiễm trùng hoặc chảy máu tại vết thương trong vòng một vài ngày sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Và có thể phòng ngừa nếu bạn chăm sóc sạch sẽ vết thương cho trẻ.

Kén bã đậu có thể tái phát nếu nó không được loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt nếu kén đã bị nhiễm trùng hoặc chảy mủ nhiều.

Điều trị u bã đậu như thế nào?

Nếu u đã lớn thì bác sĩ có thể thực hiện cắt bỏ

U bã đậu tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đó là lý do việc điều trị u bã đậu rất được quan tâm. 

Đặc biệt, nếu không phẫu thuật cắt bỏ thì bệnh có thể tái phát. Và phương pháp điều trị tốt nhất và loại bỏ hoàn toàn kén thông qua phẫu thuật đồng thời có thể gây ra sẹo.

Một số phương pháp có thể sử dụng để điều trị bệnh có thể kể đến như:

  • Cắt bỏ thông thường: Đây là cách loại bỏ hoàn toàn một kén nhưng có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Cắt bỏ một phần có thể gây ra sẹo đồng thời nguy cơ tái phát kén bã đậu là rất cao.
  • Sử dụng laser để cắt bỏ sinh thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser tạo ra một lỗ nhỏ để dẫn lưu nang của kén bã đậu (các thành bên ngoài của kén được loại bỏ khoảng 1 tháng sau đó). Sau khi kén bã đậu được loại bỏ, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh mỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tiêm steroid: Nếu u bã đậu không có nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiêm dung dịch steroid vào kén để giảm viêm.

Bài viết trên vừa cung cấp những thông tin về bệnh u bã đậu. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị tận gốc thì bệnh sẽ tái phát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Liên hệ 1900 1984 nếu bạn đang cần được tư vấn và đặt lịch khám bệnh.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]