Hội chứng Tourette: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

19/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Hội chứng Tourette là một hội chứng thần kinh hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện ở trẻ nhỏ là 0.4 – 3.8%. Tourette gây ra tật máy giật và tật phát âm, dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tác động không nhỏ đến đời sống của người mắc phải.

Tổng quan về Hội chứng Tourette
Tổng quan về Hội chứng Tourette

Tổng quan về hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette là gì?

Hội chứng Tourette (Hội chứng Gilles de la Tourette – GTS hay TS) là một hội chứng thần kinh gây ra tình tật máy giật vận động và ít nhất một tật phát âm. Tourette thường gặp nhất ở trẻ em, nhưng vẫn có thể gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Người mắc Tourette thường xuất hiện các cử động đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần, không thể kiểm soát. Các tật này có lúc tăng lúc giảm, có thể thay đổi sang tật khác, xảy ra tạm thời và tự kết thúc.

Nguyên nhân

Hội chứng Tourette gây ra các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc những âm thanh ngoài ý muốn (tics) không thể kiểm soát. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các chuyên gia nhận định đây là một hội chứng phức tạp mà nguyên nhân hình thành có thể từ các yếu tố di truyền và môi trường.

Một số giả thuyết về nguyên nhân gây Tourette như:

– Rối loạn di truyền do đột biến gen.

– Bất thường não do chất dẫn truyền xung thần kinh dopamine và serotonin.

Hiện vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây hội chứng Tourette
Hiện vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây hội chứng Tourette

Đối tượng nguy cơ

Tourette có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở:

– Gia đình có thành viên mắc Tourette hoặc các rối loạn co giật khác.

– Nguy cơ mắc Tourette ở nam giới cao gấp 3 – 4 lần nữ giới.

Biểu hiện của hội chứng Tourette

Ở thể nhẹ, các biểu hiện của hội chứng Tourette thường khó nhận biết. 

Thông thường, Tourette được thể hiện qua các Tics – chuyển động hoặc âm thanh xuất hiện đột ngột, nhanh chóng, ngắt quãng, tái diễn, không định hình, không nhịp điệu. Tics có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng:

– Tics đơn giản: ngắn, đột ngột, lặp đi lặp lại, liên quan đến một số nhóm cơ hạn chế.

– Tics phức tạp: chuyển động phối hợp, riêng biệt, liên quan đến một một số nhóm cơ.

Hội chứng tourette gây ra các chuyển động nhỏ lặp đi lặp lại ở trẻ
Hội chứng tourette gây ra các chuyển động nhỏ lặp đi lặp lại ở trẻ

Các biểu hiện của tics thường khá đa dạng:

– Nháy mắt, lắc lư đầu, co giật.

– Càu nhàu, chửi rủa, nói chuyện khi ngủ.

– Bắt chước hành động, lời nói của người khác.

– Hiếu động thái quá, khả năng tập trung kém.

– Liếm môi, chép môi, khịt mũi, nhún vai, nhổ nước bọt…

– Nhút nhát, lo lắng thái quá, khó kiểm soát hành vi.

– Đái dầm, khó ngủ.

Các rối loạn này có thể xuất hiện đồng thời hoặc không đồng thời, nhiều lần trong ngày thành từng đợt. Tics thường khởi phát trước 18 tuổi và có thể thay đổi về mức độ nghiêm trọng hay về loại hành vi. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu trẻ lo lắng, căng thẳng, bị ốm, mệt mỏi, phấn khích. Trong những năm đầu thiếu niên, Tics cũng thường trở nên tệ hơn và bắt đầu cải thiện khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.

Trẻ mắc Tourette không thể kiểm soát các tics của bản thân
Trẻ mắc Tourette không thể kiểm soát các tics của bản thân

Chẩn đoán hội chứng Tourette

Việc chẩn đoán Tourette thường dựa trên tiền sử, dấu hiệu và triệu chứng bệnh của trẻ. Trong đó, các tiêu chuẩn trong chẩn đoán Tourette gồm:

– Xuất hiện cả tics vận động và tics âm thanh, khởi phát từ trước 18 tuổi.

– Tần suất xảy ra tics nhiều trong ngày, diễn ra gần như mỗi ngày, không liên tục và kéo dài hơn một năm.

– Tics không liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc hay các bệnh lý khác.

– Tics thay đổi về vị trí, tần suất, độ phức tạp, nghiêm trọng theo thời gian.

Để loại trừ nguyên nhân của tics và chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định chụp điện não đồ để đo nóng não và chụp cộng hưởng từ phần đầu của trẻ.

Phương pháp điều trị hội chứng Tourette

Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà việc điều trị hội chứng Tourette có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp khác nhau:

Can thiệp giáo dục

Với trường hợp Tourette ở mức độ nhẹ, đơn thuần, người bệnh chỉ cần thực hiện liệu pháp tâm lý giáo dục phối hợp hỗ trợ. Nhà trường cần tạo điều kiện tích cực, thuận lợi và chấp nhận các hành vi tics ở trẻ, đồng thời phối hợp để hạn chế sự khởi phát của tics.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp

Căng thẳng, lo lắng có thể làm gia tăng tics. Bởi vậy, việc sử dụng các liệu pháp tâm lý để cải thiện tâm trạng đóng vai trò quan trọng. Các hoạt động thể dục, vận động đều đặn có tác dụng tích cực đến việc tăng khả năng chủ động, nhanh nhẹn, đẩy lùi stress, góp phần tạo ra sự thoải mái ở trẻ mắc Tourette.

Hiện vẫn chưa có chế độ ăn nào được chứng minh là hiệu quả với tics. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, nâng cao sức khỏe để tâm trạng được thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, cần loại các thực phẩm chức caffein ra khỏi chế độ ăn của trẻ để hạn chế sự khởi phát của tics.

Liệu pháp hành vi

Hiện vẫn chưa có liệu pháp hành vi nào được chứng minh về tính hiệu quả trong điều trị hội chứng Tourette. Tuy nhiên, việc trị liệu nhận thức hành vi được ghi nhận là có hiệu quả nhất định trong việc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức, điều trị hội chứng Tourette.

Sử dụng thuốc

 Bệnh nhân mắc Tourette có triệu chứng nhẹ không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong các trường hợp Tourette gây ra những cơn co giật nặng, bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng một lượng nhỏ an thần. Với trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm, thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định.

Nhìn chung, hiện hội chứng Tourette vẫn chưa có phương pháp điều trị. Các biện pháp được đưa ra hiện nay đều nhằm đến việc kiểm soát triệu chứng giúp các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh không gặp trở ngại.

Trên đây là những thông tin chung về Hội chứng Tourette. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí đẻ trọn gói phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký dịch vụ đẻ trọn gói đang là xu hướng mà nhiều mẹ bầu hiện đại lựa chọn vì những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ đẻ trọn gói có đắt không là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều thắc mắc. Vậy hãy cùng DoLife tìm […]

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 Bệnh viện Quốc tế DoLife xin trân trọng thông báo tới Quý khách hàng lịch nghỉ lễ 30/4 -1/5 như sau: – Thời gian nghỉ: 28/4/2024 – Thời gian làm việc lại: 2/5/2024 – Trực cấp cứu và thai sản: 24/24 Vui lòng liên hệ hotline để […]

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Phụ nữ đẻ mổ bao lâu thì hết đau dạ con?

Đau dạ con sau sinh mổ là vấn đề mà chị em nào cũng gặp phải. Vì vậy đẻ mổ bao lâu hết đau dạ con là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Đau dạ con […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]