Hội chứng Stockholm: Những thông tin cần lưu ý

19/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hội chứng Stockholm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Hội chứng Stockholm là gì?

Hội chứng Stockholm hay còn gọi là quan hệ bắt cóc. Đây là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý. Trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm kẻ đã bắt cóc, giam giữ mình. Hiện tượng này có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.

Mặc cho việc nạn nhân bị hành hạ, tra tấn, trải qua những tổn thương. Triệu chứng Stockholm khiến họ nhầm lẫn hành vi hành hạ thành lòng tốt của kẻ bắt cóc. Đây là một cảm xúc hoàn toàn “vô lý”. Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc của FBI ước tính ít nhất tám phần trăm nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm.

Hội chứng Stockholm không những chỉ phát triển ở những nạn nhân bắt cóc. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ ai nằm trong dạng quan hệ “vô cùng thân thiết và gần gũi trong đó một người xúc phạm, đánh đập, đe dọa, hành hạ (tâm lý hoặc/và thể xác) người còn lại”.

Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc, là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Stockholm

Một số dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Stockholm có thể kể đến như: 

  • Con tin có sự ngưỡng mộ dành cho kẻ đã bắt cóc mình. 
  • Con tin cố tình chống đối lại sự giải cứu, làm cản trở quá trình làm việc của lực lượng cứu hộ. 
  • Con tin ra sức bảo vệ cho kẻ đã bắt cóc mình. 
  • Con tin tìm mọi cách để thoả mãn kẻ bắt cóc mình. 
  • Con tin từ chối việc ra làm chứng chống lại kẻ bắt cóc. 
  • Con tin từ chối việc chạy trốn khỏi tay những kẻ bắt cóc. 

Ngoài ra biểu hiện của hội chứng Stockholm còn được xác định trong mối quan hệ chủ và nô lệ. Điển hình trong trường hợp vợ chồng dùng vũ lực hay các thành viên của các giáo phái khác nhau phá hoại lẫn nhau. Một thắc mắc được đặt ra là điều kiện nào gây ra hội chứng Stockholm? Các chuyên gia đã chỉ ra nó có thể xảy ra trong bất cứ tình huống nào. Nhưng chủ yếu trong 3 trường hợp sau: 

  • Một mối quan hệ không đồng đều khi những kẻ bắt cóc ép buộc con tin làm những việc họ có thể hoặc không thể làm. 
  • Kẻ bắt cóc đe doạ giết chết hoặc gây thương tích cho tù nhân. 
  • Ngoài ra đó có thể là bản năng tự vệ của phía tù nhân. 

Trong trường hợp cuối cùng này, tù nhân hiểu rằng bản thân không thể thoát khỏi kẻ bắt cóc. Vì vậy, để sống sót họ tuân theo yêu cầu của chúng. Hơn nữa do không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên bất cứ một tư tưởng, quan điểm nào của người bên ngoài cũng không được tù nhân tiếp thu. 

Đặc điểm của hội chứng này là tù nhân tin rằng bản thân không thể thoát khỏi kẻ bắt cóc

Nguyên nhân của hội chứng Stockholm

Stockholm là một tình trạng tâm lý rất phức tạp. Nguyên nhân đằng sau hội chứng này hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, qua nhiều năm, các bác sĩ tâm thần và tội phạm học nổi tiếng đã ghi nhận một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra hội chứng Stockholm. Tình trạng đặc biệt này xuất hiện khi:

  • Những con tin cảm thấy kẻ bắt cóc cho họ cơ hội sống bằng việc không giết họ. Điều này ngay lập tức làm cho họ nhìn kẻ bắt cóc theo chiều hướng tích cực hơn.
  • Những người bị bắt cóc được những kẻ bắt cóc đối xử một cách thông cảm. Khi thủ phạm những kẻ bắt cóc cung cấp cho các nạn nhân một môi trường sống tốt. Các con tin bắt đầu thấy họ được cư xử tốt vì thông thường các nạn nhân cho rằng kẻ bắt cóc sẽ đối xử với họ rất gay gắt.
  • Những người bị giam cầm hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Điều này làm cho họ nhận ra quan điểm của kẻ bắt cóc. Nạn nhân bắt đầu hiểu được những tình huống có thể đã buộc kẻ bắt cóc phạm tội. Họ cố gắng giúp kẻ bắt cóc và trở nên thông cảm với các nguyên nhân phạm tội của chúng.
  • Những người bị bắt cóc bắt đầu phát triển kết nối tâm lý hoặc cảm xúc với kẻ bắt cóc.
  • Sống với nhau trong nhiều ngày có thể khiến hai người khác nhau gần gũi với nhau. Từ đó, nạn nhân và kẻ phạm tội có thể bắt đầu chia sẻ những lợi ích chung.
  • Những người bị bắt cóc phát triển một thói quen muốn làm hài lòng kẻ bắt cóc họ. Lúc đầu, đây là một điều bức thiết. Và những người bị bắt cóc buộc phải đứng về phía kẻ bắt cóc mình để thoát khỏi các cách cư xử khắc nghiệt hay thậm chí bị giết. Nhưng khi điều này trở thành một thói quen. Nó tiếp tục tồn tại dù không còn đe dọa nào.
  • Những người bị bắt cóc bắt đầu phát triển một trạng thái phụ thuộc vào kẻ bắt cóc. Điều này xảy ra khi những người bị bắt cóc không có người thân để quay lại. Trong trường hợp kẻ bắt cóc đã giết người thân của mình, nạn nhân cảm thấy bất lực và cần được cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn. Điều này trở thành một nhu cầu cần thiết ngay cả khi không còn mối đe dọa từ phía kẻ bắt cóc.
Bệnh nhân mắc hội chứng Stockholm cần được điều trị tâm lý

Phương pháp điều trị hội chứng Stockholm

Hiện nay hội chứng Stockholm chưa được ghi nhận và chuẩn đoán là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần chính thức. Thay vào đó nó được xem là một cơ chế nhằm đối phó với những áp lực tâm lý tiêu cực diễn ra trong thời gian dài.

Vì vậy muốn điều trị được hội chứng này cần một quá trình lâu dài giúp người bệnh phục hồi. Các nhà trị liệu và tâm lý học sẽ giúp bệnh nhân có các cơ chế đối phó lành mạnh. Và hiểu được những gì đang xảy ra. Nói chung hành trình vượt qua hội chứng Stockholm không hề đơn giản. Và rất cần sự hợp tác, thấu hiểu, gắn bó mật thiết giữa bệnh nhân và nhà tâm lý. 

Trên đây là những thông tin về hội chứng Stockholm. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hội chứng này. Nếu có biểu hiện của hội chứng Stockholm, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. Liên hệ hotline 1900 1984 nếu cần tư vấn kỹ hơn bạn nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]