Đau đầu sét đánh: Các thông tin cần biết

08/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau đầu sét đánh là một dạng đau đầu nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. 

Tìm hiểu về đau đầu sét đánh
Tìm hiểu về đau đầu sét đánh

Tổng quan về đau đầu sét đánh

Đau đầu sét đánh là dạng đau đầu vô cùng cấp tính. Khi đó, cơn đau đầu xuất hiện đột ngột với mức độ đau tăng nhanh chóng. Người bệnh cảm thấy đầu đau như vỡ nứt – y học gọi là đau đầu kiểu “sét đánh”.

Trung bình, cứ 100.000 người thì có 43 người bị đau đầu sét đánh. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra xuất huyết dưới nhện, vỡ túi phình mạch máu não…

Dấu hiệu nhận biết chứng đau đầu sét đánh

Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng đau đầu sét đánh chính là tình trạng đau đầu nghiêm trọng. Mức độ đau tùy thuộc vào ngưỡng đau và khả năng chịu đau của từng người bệnh. 

Các dấu hiệu đi kèm thường thấy như:

– Cơn đau bất ngờ, nghiêm trọng.

– Đau thường xuất hiện dữ dội trong khoảng 1 phút. Các đợt đau thường xuất hiện trong khoảng 10 ngày.

– Đau xuất hiện ở vùng đầu bất kỳ. Đau có thể lan ra cổ, lưng.

– Có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn, mất ý thức.

– Người bệnh có thể tử vong ngay trong ngày đầu khi xuất hiện chứng đau đầu sét đánh. 

Cần lưu ý rằng, các triệu chứng của đau đầu sét đánh khá tương đồng với đau đầu thông thường như: đau đầu do căng thẳng, tiền đình, đau đầu do chảy máu não, sốt nhiễm khuẩn, đau gáy cổ… Bởi vậy, cần hết sức cẩn trọng khi xuất hiện triệu chứng để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau đầu sét đánh

Đau đầu sét đánh thường gây ra bởi xuất huyết dưới màng nhện khi máu chảy từ động mạch và không gian xung quanh não bộ.

Các nguyên nhân dẫn đến cơn đau phổ biến như:

– Rách động mạch ở cổ hoặc đầu.

– Động mạch vỡ hoặc phình do sự sưng phồng của phần động mạch bị yếu.

– Dịch não tủy bị rò rỉ.

– Tắc các tĩnh mạch trong đầu.

– Huyết áp thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó, đau đầu sét đánh thường xuất hiện sau một số hoạt động như:

– Lao động chân tay nặng nhọc.

– Sử dụng thuốc không đúng hoặc sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp.

– Tiếp xúc quá nhanh với nước quá nóng khiến cơ thể xuất hiện phản ứng đột ngột.

Biến chứng nguy hiểm

Đau đầu sét đánh là tình trạng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 40 – 50%. Trong đó, số trường hợp tử vong trước khi tới bệnh viện chiếm từ 10 – 15%.

Các biến chứng thường gặp của chứng này như:

– 50% tái phát đau ngay trong vòng 4 tuần đầu.

– Chảy máu tái phát gây nguy cơ tử vong đến 50% và để lại nhiều di chứng nặng nề.

– Phình vỡ động mạch não.

Đa phần đau đầu sét đánh thường diễn ra ở ở người trưởng thành từ 40 – 60 tuổi, trong đó tỷ lệ mắc ở nữ giới gấp 1.6 lần nam giới. 

Tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp phình mạch khi được phát hiện đã bị vỡ, chảy máu tái phát nhiều lần gây khó khăn trong điều trị và phục hồi.

Chẩn đoán đau đầu sét đánh

Khó để có thể chẩn đoán loại đau đầu này. Bác sĩ thường cho người bệnh làm các xét nghiệm để xác định nguy cơ tiềm ẩn gây đau đầu sét đánh như:

– Chụp CT để tìm nguyên nhân gây đau đầu.

– Chọc dịch não tủy (chọc dò thắt lưng) để tìm kiếm dấu hiệu chảy máu hoặc nhiễm trùng.

– Chụp cộng hưởng từ MRI để đánh giá cấu trúc bên trong não.

– Chụp mạch cộng hưởng từ để lập bản đồ dòng chảy bên trong não.

Phương pháp điều trị đau đầu sét đánh

Tình trạng đau đầu này không có phương pháp điều trị cụ thể. Việc điều trị hội chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh từ đó giải quyết cơ bản các cơn đau đầu.

Trong đó, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng này chính là các vấn đề ở túi phình mạch. Việc điều trị túi phình mạch là mục tiêu hàng đầu để điều trị và ngăn ngừa đau đầu. Người bệnh thường được điều trị bằng nút nút coils phình mạch bằng việc đưa ống thông từ động mạch đùi lên não để đưa các vòng lò xo kim loại (colis) vào trong để bịt kín túi phình. Sau đó, người bệnh cũng cần điều trị thêm những hậu quả do xuất huyết dưới nhện gây ra.

Nói chung, đây là một hội chứng lâm sàng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm hình ảnh, chọc dịch não tủy, chụp MRI não, chụp MRI mạch máu não…) rồi mới đưa ra kết luận và phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về đau đầu sét đánh. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]