Đau đầu khi ho: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

08/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau đầu khi ho và tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Dù chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có vẻ vô hại nhưng nếu ho đau đầu thường xuyên xuất hiện với mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về tình trạng đau đầu khi ho
Tìm hiểu về tình trạng đau đầu khi ho

Tổng quan về đau đầu khi ho

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một kích thích nào đó. Đây cũng là cơ chế để phổi tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, dị vật đường hô hấp).

Đau đầu khi ho và tình trạng xuất hiện cơn đau đầu khi ho do áp lực khi ho lan tỏa lên đầu. Đau có thể xuất hiện ở nửa đầu rồi lan ra các vùng như vai gáy, sườn… Có hai loại ho đau đầu chính:

– Ho đau đầu nguyên phát (primary cough headache).

– Ho đau đầu thứ phát (secondary cough headache).

Triệu chứng đau đầu khi ho

Tùy vào tình trạng mà các triệu chứng của đau đầu khi ho có thể khác nhau.

– Dấu hiệu của ho đau đầu nguyên phát

+ Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột sau khi ho hoặc khi gặp áp lực, căng thẳng.

+ Các cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Ở một số trường hợp đặc biệt, đau có thể kéo dài tới 30 phút.

+ Cảm giác đau nhói như kim đâm hoặc đau như búa bổ vào đầu.

+ Đau thường xuất hiện ở vùng trước đầu rồi lan sang hai bên đầu. Sau đó, đầu thường xuyên cảm thấy nhức nhối, đau âm ỉ trong nhiều giờ.

Dấu hiệu của ho đau đầu thứ phát

Các triệu chứng tương tự như ho đau đầu nguyên phát nhưng có thể kéo dài cả ngày với các biểu hiện:

+ Cơn đau kéo dài, không ổn định.

+ Chóng mặt, ngất xỉu.

+ Tê mặt hoặc cánh tay.

Đau đầu khi ho có thể xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài âm ỉ, thường xuyên. Ho đau đầu không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám nếu có các dấu hiệu bất thường như:

– Nhìn mờ, nhìn đôi

– Mất thăng bằng

– Có triệu chứng thần kinh

– …

Nguyên nhân gây đau đầu khi ho

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ho đau đầu. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến như:

– Ho đau đầu nguyên phát: hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân là do sự gia tăng áp lực nội sọ và ảnh hưởng của sự căng thẳng tới não.

– Ho đau đầu thứ phát: thường bắt nguồn từ các vấn đề ở phần sau của não. Bên cạnh đó, có thể do một số nguyên nhân liên quan đến tủy sống và não như:

+ Khiếm khuyết hình dạng hộp sọ.

+ Khiếm khuyết trong cấu trúc tiểu não – phần não kiểm soát sự thăng bằng. Trong đó, khiếm khuyết phổ biến là dị tật chiari.

+ Phình động mạch não.

+ U não.

+ Rò rỉ dịch não tủy nguyên phát.

Các yếu tố nguy cơ

– Tuổi tác: người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc chứng ho đau đầu nguyên phát cao hơn, còn ngời trẻ dưới 40 tuổi có nguy cơ mắc đau hầu khi ho thứ phát cao hơn.

– Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc cao hơn.

Chẩn đoán tình trạng ho đau đầu

Về cơ bản, đau đầu khi ho không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kéo dài và tiến triển nặng, hội chứng này gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hay các bệnh lý tiềm ẩn như: u não, tổn thương cấu trúc não…

Nếu chứng đau đầu khi ho thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là kèm theo các dấu hiệu khác như nhìn mờ, nhìn đôi, mất thăng bằng…. người bệnh cần được thăm khám và kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và chỉ định các phương pháp chụp hình ảnh não để chẩn đoán như:

– Chụp cộng hưởng từ MRI để xác định các vấn đề tiềm ẩn gây đau đầu khi ho.

– Cắt lớp vi tính đầu và não.

– Chọc dò tủy sống.

Cách điều trị đau đầu khi ho

Tùy vào nguyên nhân là thứ phát hay nguyên phát mà phác đồ điều trị ở từng trường hợp là khác nhau.

Điều trị đau đầu khi ho nguyên phát

Người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa triệu chứng như:

– Thuốc chống viêm Indomethacin (Tivorbex, Indocin).

– Thuốc giảm huyết áp, giãn mạch Propranolol (Innopran XL, Inderal…).

– Thuốc lợi tiểu Acetazolamide để giảm lượng dịch tủy sống, góp phần hạn chế áp lực trong hộp sọ.

– Một số loại thuốc khác như: ergonovine (Methergine), phenelzine (Nardil), dihydroergotamine tiêm tĩnh mạch (D.H.E.45), naproxen (Naprosyn, Naprelan…).

Điều trị đau đầu khi ho thứ phát

Thông thường, tình trạng này sẽ được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh:

– Hình thành chiari

+ Làm dịu cơn đau bằng các loại thuốc như indomethacin.

+ Phẫu thuật làm thay đổi hình dạng, giảm áp lực cho hộp sọ.

– Phình động mạch não

+ Phẫu thuật loại bỏ phình động mạch.

+ Phẫu thuật chuyển hướng dòng chảy để ngăn sự phát triển của túi phình.

– Khối u não

+ Phẫu thuật.

+ Hóa trị.

+ Xạ trị.

Nhìn chung, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Tuy nhiên trong đó, chọc dò tủy sống là phương pháp hiếm khi được chỉ định. Nguyên lý của phương pháp này chính là việc hút bớt dịch bên trong tủy sống và não để giảm áp lực trong hộp sọ, cải thiện hiệu quả chứng đau đầu.

Các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng để đem lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau đầu khi ho. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]