Đau chi ma: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

07/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đau chi ma từng được xem như một hiện tượng liên quan đến vấn đề tâm lý sau khi đoạn chi. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay chỉ ra rằng, cảm giác này là có thật và có liên quan trực tiếp đến tủy sống và não bộ của người bệnh.

Tìm hiểu về đau chi ma
Tìm hiểu về đau chi ma

Tìm hiểu chung về đau chi ma

Đau chi ma là gì?

Đau chi ma (Phantom limb sensation) là cảm giác khó chịu, đau liên tục, loạn cảm hay nặng lên khi cử động hoặc xuất hiện kích thích trên vùng da bị tổn thương. Cảm giác này thường xuất hiện ở những người từng phẫu thuật đoạn chi (cắt cụt chi). Bên cạnh đó, người đã đọa chi có cảm giác như phần chi đã bị cắt bỏ vẫn còn đó.

Trong phần lớn trường hợp, cảm giác đau chi ma có thể giảm dần và theo thời gian và tự biến mất mà không cần điều trị. Ở những trường hợp còn lại, người bệnh cần đến sự hỗ trợ từ y tế khi mà hàng ngày vẫn luôn cảm nhận được cơn đau.

Dấu hiệu đau chi ma

Các dấu hiệu của đau chi ma thường khá rõ ràng, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được:

– Đau chi ma khởi phát ngay tuần đầu tiên sau đoạn chi hoặc vào vài tháng sau đó.

– Cơn đau xuất hiện thành từng đợt hoặc kéo dài dai dẳng ở những phần chi xa nhất của cơ thể. Đau thường xuất hiện ở phần chi bị cắt cụt hoặc ở chân.

– Triệu chứng đau đa dạng. Có thể là cảm giác đau như bị đâm, bị bắn, bị bỏng, bị chuột rút hay đè nát…

Yếu tố nguy cơ

Đau chi ma là tình trạng thường xuất hiện ở những người bị đoạn chi. Tuy nhiên, không phải trường hợp sau đoạn chi nào cũng gặp phải hiện tượng này.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cảm giác đau chi ma như:

– Đau trước khi đoạn chi: Não lưu trữ ký ức về cơn đau và tiếp tục phát ra tín hiệu đau ngay cả sau khi chi đã bị đoạn.

– Tổn thương các đầu dây thần kinh (u thần kinh) 

Nguyên nhân gây đau chi ma

HIện vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau chi ma. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ khu vực não bộ và tủy sống của người bị đoạn chi. Hình ảnh xét nghiệm (MRI, PET) cho thấy, trong não, những nơi từng liên kết với dây thần kinh của phần chi bị cắt cụt vẫn còn hoạt động khiến người bệnh xuất hiện tình trạng đau chi ma.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra giải thích rằng đây là hệ quả của phản ứng đối với các tín hiệu tổng hợp tại não. Sau đoạn chi, tín hiệu đầu vào của phần chi đã mất không còn được truyền tới não bộ và tủy sống. Khi đó cơ thể cần có sự điều chỉnh, não tự tái cấu trúc để phù hợp với những thay đổi mới. Và triệu chứng đau có thể được kích hoạt ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. 

Chẩn đoán đau chi ma

Thực tế, không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán được hiện tượng đau chi ma. Việc xác định bệnh cần dựa trên triệu chứng và hoàn cảnh bệnh lý:

– Tiền sử chấn thương trước khi xuất hiện cơn đau

– Tiền sử phẫu thuật

– Tình trạng đau

Người bệnh cần mô tả chính xác triệu chứng đau của mình với bác sĩ để bác sĩ có thể xác định, chẩn đoán chính xác bệnh. 

Phương pháp điều trị đau tri ma

Việc tìm ra phương pháp điều trị giảm bớt đau chi ma phù hợp không hề đơn giản. Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng như: 

Điều trị bằng thuốc

Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào trong việc điều trị đau chi ma. Tùy thuộc vào tình trạng đau và các triệu chứng kèm theo mà người bệnh có thể được kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải thử nhiều loại thuốc để tìm được loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị như:

– Thuốc giảm đau không kê đơn (Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen sodium): tác dụng giảm đau, sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, nortriptyline và tramadol): giảm cơn đau do sự tổn thương của dây thần kinh. 

– Thuốc chống co giật (gabapentin và pregabalin): điều trị cơn đau do thần kinh.

– Thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDA) để ngăn chặn hoạt động của glutamate – protein có vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp các  tín hiệu thần kinh

Liệu pháp điều trị không xâm lấn

Một số liệu pháp điều trị không xâm lấn thường được áp dụng cho người bị đau chi ma như:

– Nghiệm pháp gương

Bệnh nhân sử dụng hộp gương có thể tạo hình ảnh của chi bị đoạn từ chi còn lại để thực hiện các bài tập đặc thù và quan sát của động của chi qua gương. Trong quá trình trị liệu, người bệnh cần tưởng tượng chi cử động trong gương chính là phần chi đã bị đoạn. Việc thực hiện các bài tập này trong thời gian nhất định giúp đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm đau chi ma.

– Châm cứu

Việc châm kim vô trùng vào những điểm nhất định trên cơ thể nếu được thực hiện đúng cách sẽ mang đến hiệu quả đáng kể trong việc làm dịu cơn đau do đau chi ma gây ra.

– Kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (rTMS)

Người bệnh được đặt vào trán một cuộn dây điện từ. Cuộn dây được truyền các xung ngắn để tạo ra dòng điện chạy qua các dây thần kinh thuộc vùng nhất định trong não để làm dịu cơn đau.

Phương pháp này có tác dụng phụ là có thể gây chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ.

– Kích thích tủy sống

Tủy sống được chèn các điện cực dọc. Dòng điện phù hợp được truyền liên tục tới tủy sống nhằm mục đích giảm cơn đau hiệu quả.

– Phẫu thuật

Khi các phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả trong điều trị, người bị đau chi ma có thể được chỉ định phẫu thuật để giải quyết cơn đau. Trong đó, phương pháp thường được áp dụng là kích thích não:

+ Nguyên lý tương tự như kích thích tủy sống. Tuy nhiên vùng nhận dòng điện chính là não.

+ Phẫu thuật viên xác định vị trí điện cực qua hình ảnh MRI để tiến hành đặt điện cực.

+ Lưu ý: phương pháp này vẫn còn một số hạn chế nhất định và chưa được phê duyệt điều trị cụ thể với đau chi ma.

Trên đây là những thông khoa học về đau chi ma. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]