Chấn thương sọ não kín: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

21/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chấn thương sọ não kín nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong cao hơn chấn thương hở. Bởi chấn thương sọ não kín thường không có biểu hiện rõ ràng và rất khó phát hiện. Cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết nhé!

Chấn thương sọ não kín là gì?

Chấn thương sọ não kín rất nguy hiểm vì triệu chứng khó nhận biết

Chấn thương sọ não kín là loại chấn thương mà hộp sọ không bị vỡ và màng cứng não còn nguyên vẹn. Về hình thức, chấn thương sọ não kín là những tổn thương bên trong khi não bị chèn ép, lún bên trong hộp sọ. Những tác động mạnh bên trong khiến mô não bị tổn thương, mạch máu bị bầm tím và có thể bị rách.

Chấn thương sọ não kín và chấn thương sọ não nhẹ chiếm đa số trong các ca chấn thương sọ não mỗi năm. Nếu ở mức độ nặng, chấn thương sọ não kín gây suy giảm thể chất, nhận thức và ảnh hưởng tâm lý suốt đời ở người bệnh.

Phân loại chấn thương sọ não kín

Các nhà khoa học đã phân chia chấn thương sọ não kín thánh 2 loại để tiện cho việc chẩn đoán và điều trị. Cụ thể:

Chấn thương sọ não không có tổn thương xương sọ

Các tổn thương mà bệnh nhân gặp phải trong nhóm này bao gồm:

  • Giập não.
  • Chấn động não.
  • Đè ép não.

Chấn thương sọ não có tổn thương xương hộp sọ

Bệnh nhân gặp phải những tổn thương làm nứt vỡ xương sọ. Từ đó khiến các tổn thương có thể nguy hiểm hơn như: dập não, xuất huyết não, tràn khí não, phù não,…

Đánh giá và phân loại chấn thương sọ não sẽ dựa trên triệu chứng bệnh học, thông tin chấn thương và các chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT hay cộng hưởng từ MRI.

Triệu chứng của chấn thương sọ não kín

Triệu chứng ở người lớn

Triệu chứng khi chấn thương sọ não kín nhẹ:

Bệnh nhân có thể gặp phải những rối loạn như:

  • Biểu hiện vật lý: Nhìn mờ, nhìn đôi, ù tai, chóng mặt và mất thăng bằng, đầu luôn có cảm giác lâng lâng, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, không có năng lượng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn.
  • Suy nghĩ và trí nhớ: Khó chú ý hay tập trung vào bất kể việc gì. Cảm thấy bản thân suy nghĩ chậm chạp, không rõ ràng, mất trí nhớ tạm thời hoặc dài lâu.
  • Cảm xúc: Thường lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, dễ xúc động hơn, khó chịu, dễ kích động và cáu gắt, buồn bã, trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ ít hay nhiều hơn bình thường, khó đi vào giấc ngủ.

Lưu ý: Những dấu hiệu kể trên có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi chấn thương. Tuy nhiên đôi khi phải tới vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Có nhiều bệnh nhân không hề nhận thấy mình có triệu chứng chấn thương sọ não kín. Vì vậy, sự quan tâm để ý của người nhà rất quan trọng để phát hiện sớm và đưa bệnh nhân đi khám, điều trị.

Triệu chứng khi chấn thương sọ não kín nặng:

Đau đầu nặng và kéo dài có thể là triệu chứng của chấn thương sọ não kín

Trong một số trường hợp nguy hiểm, tổn thương khiến cho não bị chảy máu và tụ lại thành cục máu đông rải rác trên nhiều vùng não (tụ máu não). Chảy máu âm thầm lặng lẽ nhưng nguy cơ biến chứng lại đáng sợ hơn cả những người có biểu hiện sớm. Sau khi xảy ra chấn thương, bệnh nhân vẫn tỉnh táo bình thường. Sau đó mới rơi vào hôn mê hoặc xuất hiện dần những triệu chứng:

  • Đau đầu ngày càng nặng và/hoặc dai dẳng liên tục
  • Liên tục buồn nôn hoặc nôn
  • Co giật liên tục tại một bộ phận hoặc toàn thân
  • Không thể tỉnh dậy sau giấc ngủ
  • Đồng tử giãn ở một hoặc cả hai bên mắt
  • Nói lắp, khó nói hoặc ngọng, khó đọc hoặc viết hay tạo những câu có nghĩa, giảm khả năng tính toán con số
  • Tay chân tê hoặc yếu, mất khả năng phối hợp vận động
  • Khó nuốt
  • Hay nhầm lẫn, tâm trạng bồn chồn hoặc kích động, hung hăng chửi bới, dễ dàng thất vọng, lo lắng, trầm cảm…

Triệu chứng ở trẻ em

Khi thấy trẻ bị va đập mạnh, cha mẹ cần để ý nếu như con xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Con bỏ bú hoặc bỏ ăn
  • Thay đổi các thói quen ăn uống hay các động tác/ thói quen bình thường như thở, cử động tay chân…
  • Dễ cáu gắt
  • Khóc dai dẳng mà không làm cách nào để xoa dịu được
  • Khả năng chú ý giảm
  • Giấc ngủ bị thay đổi, có thể ngủ nhiều, ít hoặc không thức giấc
  • Co giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể
  • Mất hứng thú với đồ chơi hay các hoạt động ưa thích
  • Trẻ lớn hơn có thể bỏ ăn, kêu đau đầu hay xuất hiện các triệu chứng chấn thương sọ não kín tương tự như người lớn.

Nguyên nhân gây chấn thương sọ não kín

Chấn thương sọ não kín là loại chấn thương không gây vỡ hộp sọ hay rách màng não. Với mức độ chấn thương, các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra những nguyên nhân chiếm số đông gây ra tổn thương này bao gồm: 

  • Té ngã: 35,2% các ca chấn thương não ở Hoa Kỳ là do té ngã, với tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi người già >75 tuổi và trẻ nhỏ từ 0-4 tuổi.
  • Vụ nổ: Theo tổng kết các số ca của Hoa Kỳ, chấn thương sọ não kín thường liên quan đến vụ nổ. Những sự thay đổi áp suất, vật thể văng ra khỏi vụ nổ va vào người sẽ gây ra chấn thương.
  • Chấn thương do thể thao: Gần 50% tổng số ca chấn thương được báo cáo mỗi năm đều liên quan đến hoạt động thể thao. Những chấn thương sọ não nhẹ do thể thao cũng dẫn đến các rối loạn tạm thời chức năng thường của não.
  • Mạch máu bị vỡ: Khi tình trạng mạch máu bị vỡ gây ra tình trạng tụ máu nội sọ. Khối máu tụ gây áp lực lên não và nếu không được phát hiện điều trị sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
  • Đụng, dập chấn thương não: Những tác động đụng, chấn thương sẽ tạo vết bầm tím ở mô não  
  • Tai nạn xe: Những tai nạn xe có thể gây chấn thương sợi trục lan tỏa – là chấn thương sọ não rất tàn khốc gây ra các tổn thương rải rác diện rộng trong não. Trường hợp nguy hiểm còn dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn, hay có thể gây hôn mê hoặc trạng thái thực vật.

Điều trị chấn thương sọ não kín

Người bị chấn thương sọ não kín sẽ có ít triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Tùy theo mức độ tổn thương và tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.

Điều trị tại bệnh viện

Điều trị tại bệnh viện là phương án chỉ định cho người bị chấn thương sọ não kín ở mức độ vừa đến nặng. Đặc biệt là người có nhiều biến chứng hoặc nguy cơ tử vong. Những tổn thương biến chứng được đánh giá nguy hiểm và cần được phẫu thuật sớm như: 

  • Nứt xương sọ, 
  • Vỡ nền sọ, 
  • Máu tụ dưới/ngoài màng cứng,
  • Dập não, 
  • Xuất huyết não,
  • Tổn thương sợi trục lan tỏa,…

Điều trị tại nhà

Điều trị chấn thương tại nhà sẽ chỉ định cho trường hợp chấn thương sọ não nhẹ. Cụ thể, sau khi chẩn đoán chấn thương sọ não qua hình ảnh (chụp CT hay chụp MRI), nếu không phải là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sẽ chủ yếu điều trị tại nhà.

Hầu hết điều trị chấn thương sọ não nhẹ chủ yếu là nghỉ ngơi là chính. Ngoài ra, người bệnh phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe. Bởi những biến chứng có thể xảy ra chậm trong vài ngày đến 1 tháng và không có biểu hiện rõ ràng hay dễ phát hiện.

Trên đây là những thông tin về bệnh chấn thương sọ não kín. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy nếu như có những chấn thương về vùng đầu hoặc có triệu chứng nghi ngờ chấn thương sọ não kín, hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]