Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

31/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh lậu là một trong những bệnh phổ biến lây qua đường tình dục. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng là gì? Và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một căn bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng. Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae gây ra.

Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện ở cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục hay họng, miệng. Nếu điều trị không đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung… . Từ đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Triệu chứng của bệnh lậu

Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh lậu. Mặc dù một số nam giới bị bệnh lậu không bộc lộ triệu chứng gì nhưng với một số khác thì các dấu hiệu và triệu chứng vẫn bộc lộ trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Triệu chứng ở nam giới bao gồm

  • Đi tiểu nhiều lần và bị đau.
  • Chảy mủ từ đầu dương vật, mủ từ trực tràng, có máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh và phải rặn khi đi tiêu.
  • Ngứa và đau hậu môn.
  • Đau hoặc sưng ở một bên tinh hoàn.
  • Viêm khớp nhiễm trùng gây đau khớp đặc biệt khi cử động.
  • Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch giống như mủ ở mắt.
Các triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng ở phụ nữ bao gồm

  • Đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, chảy mủ giống như
  • Tăng tiết dịch âm đạo.
  • Đau họng dai dẳng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Đau nhói bụng dưới hoặc vùng chậu.
  • Ngứa và đau hậu môn.
  • Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.

Nguyên nhân của bệnh lậu

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae được tìm thấy vào năm 1879 bởi nhà khoa học Albert Neisser. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh lậu. Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy được vi khuẩn có dạng song cầu gram âm hình hạt cà phê đứng với nhau tạo thành cặp. Ở môi trường bên trong cơ thể, vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài vi khuẩn lậu thường chỉ tồn tại trong vòng vài phút. Tùy vào từng điều kiện môi trường và những chất tiếp xúc, mà khả năng tồn tại của vi khuẩn cũng khác nhau.

Hình ảnh của vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae – thủ phạm gây nên bệnh lậu

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối tác mắc bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. Đối với các đối tượng có hành vi tình dục qua đường hậu môn hay đường miệng thì bạn tình cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh nếu không được phòng tránh an toàn.

Bệnh có thể lây truyền và gây ra những biến chứng nặng nề lên trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến mắt, phát triển thể chất và trí tuệ.

Các trường hợp truyền máu của người bị mắc bệnh lậu cũng có thể lây truyền bệnh cho người nhận máu.

Biến chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ, như: viêm hậu môn – trực tràng, viêm họng do lậu, viêm khớp do lậu, viêm quanh gan, biến chứng ở tim hay lậu mắt.

  • Viêm hậu môn – trực tràng: do giao hợp đường hậu môn mà không sử dụng các biện pháp an toàn. Triệu chứng là đau, tiết dịch mủ ở hậu môn – trực tràng.
  • Viêm họng do lậu.
  • Viêm khớp do lậu: xảy ra đồng thời ở lậu cấp đường sinh dục.
  • Biểu hiện ở da vùng sinh dục: có túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.
  • Biến chứng toàn thân có  thể có dát đỏ, ban mề đay, hồng ban.
  • Viêm quanh gan, có thể có hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (hội chứng thường gặp ở nữ giới, gây viêm quanh gan và có thể dẫn đến dính bao gan với phúc mạc).
  • Lậu mắt: viêm kết mạc thường thấy ở trẻ sơ sinh do lậu (vi khuẩn lậu thường được truyền sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh con), có thể dẫn đến loét giác mạc, thủng giác mạc.

Ngoài ra, bệnh còn có thể gây biến chứng ở tim như viêm nội mạc do lậu cầu khuẩn.

Hãy quan hệ tình dục an toàn để tự bảo vệ mình khỏi bệnh lậu

Chẩn đoán bệnh lậu

  • Xét nghiệm PCR: kỹ thuật xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng là dịch niệu đạo ở nam giới, nước tiểu đầu dòng ở nam giới hoặc dịch âm đạo của nữ giới.
  • Xét nghiệm nhuộm gram tìm lậu cầu: làm nổi bật vi khuẩn lậu cầu, giúp quan sát dễ dàng hơn dưới kính hiển vi, mẫu bệnh phẩm là mẫu dịch niệu đạo, dịch ở âm đạo, cổ tử cung.
  • Xét nghiệm các dịch khác trên cơ thể: dịch có thể lấy từ trực tràng, âm đạo, cổ họng,… dùng để nuôi cấy vi khuẩn, nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn lậu thì chúng sẽ sinh sôi, nhân lên số lượng nhanh chóng và có thể xác định được.

Điều trị bệnh lậu như thế nào?

Có nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả căn bệnh lây qua đường tình dục này nhưng cần dùng đủ liều mới có thể khỏi hẳn. Dù thuốc có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không sửa chữa được tổn thương vĩnh viễn do bệnh gây ra.

Bệnh nhân lậu cũng cần làm test để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục khác. Người đã từng bị bệnh lậu và đã từng được điều trị vẫn có thể tái nhiễm nếu có quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu.

Nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng sau khi đã điều trị thì cần gặp thầy thuốc để khám lại.

Trên đây là thông tin về bệnh lậu. Để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này, hãy có lối sống tích cực và quan hệ tình dục an toàn. Liên hệ 1099 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]