Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php:324) in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
trẻ sơ sinh cảm lạnh - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/tre-so-sinh-cam-lanh/ Làm tăng giá trị sống Mon, 15 Apr 2024 03:10:59 +0000 vi hourly 1 https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/02/cropped-512x512@4x-32x32.png trẻ sơ sinh cảm lạnh - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/tre-so-sinh-cam-lanh/ 32 32 Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con! https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/ https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/#respond Wed, 10 Apr 2024 02:20:50 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3723 Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử lý để bảo vệ bé tốt nhất.

Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý như: 

– Bệnh ngoài da: vàng da, chàm, mụn sữa, rôm sảy, da tiết bã nhờn…

– Bệnh liên quan đến hô hấp: viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, …

– Các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón…

Bệnh vàng da

Vàng da là vấn đề thường thấy ở những trẻ sinh non tháng. Tỷ lệ bị vàng da ở trẻ sinh đủ tháng chiếm 25 – 30%. Vàng da nếu kéo dài quá 1 tuần có thể gây nguy hiểm cho tính trạng của trẻ, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tàn tật, bại não. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết

Vàng da thường xuất hiện trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh và nguy hiểm nhất vào 2 tuần đầu.

Để phát hiện vàng da ở trẻ, ba mẹ có thể dùng tay ấn vào da trên các vùng trán, mặt, ngực, chân, tay… của bé. Nếu trẻ bị vàng da, vùng da chỗ vừa ấn có màu vàng, không chuyển trắng.

Bệnh có hai mức độ: mức độ sinh lý (nhẹ) và mức độ bệnh lý (nặng).

Vàng da sinh lý

+ Xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi bé chào đời

+ Sau 1 tuần (bé sinh đủ tháng) hoặc 2 tuần (bé sinh thiếu tháng), vàng da tự hết

+ Bé chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực, bụng phía trên rốn

+ Vàng da không kèm theo các triệu chứng bất thường khác: thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ, gan lách to. Bé vẫn bú tốt

+ Nồng độ Bilirubin/máu ở bé đủ tháng không quá 12mg% và bé thiếu tháng không quá 14mg%. Tốc độ tăng Bilirubin/máu trong 24 giờ không quá 5mg%

Vàng da bệnh lý

+ Vàng da xuất hiện sớm, đậm.

+ Sau 1 – 2 tuần, tình trạng vàng da vẫn không hết.

+ Vàng da toàn thân, xuất hiện cả ở mắt.

+ Trẻ có các triệu chứng bất thường, Bilirubin/máu tăng vượt ngưỡng thông thường.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

– Vàng da kéo dài hơn 15 ngày và càng ngày càng vàng.

– Trẻ bị sốt, không chịu bú, ngủ nhiều, chậm chạp.

Nguyên nhân

Vàng da là tình trạng tăng bilirubin gián tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

– Sinh lý do trẻ mới sinh, thường chỉ xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau sinh.

– Do nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da.

– Do mẹ mắc bệnh giang mai.

– Do bất đồng yếu tố Rh khi mẹ mang Rh(-) còn bố mang Rh(+), con sinh ra mang Rh(+).

– Do mắc tật bẩm sinh, đường mật bị teo nhỏ.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng vàng da của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:

– Cung cấp đủ nước và năng lượng, truyền Albumine và một số loại thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

Chiếu đèn vàng da.

– Thay máu nếu trẻ có triệu chứng nguy cơ nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao

+ Các phương pháp điều trị vàng da

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến hàng đầu ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ trẻ sơ sinh. Viêm phổi khiến trẻ bị viêm các phế nang, phế quản nhỏ và các tổ chức xung quanh phế nang. Các tổn thương này khiến trao đổi khí bị rối loạn gây suy hô hấp

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phổi

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị viêm phổi, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như:

– Bú kém, bỏ bú.

– Thân nhiệt hạ thấp hoặc tăng cao trên 37.5 độ.

– Trẻ khó thở hoặc thở nhanh trên 60 nhịp/phút

Tuy nhiên, viêm phổi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu kể trẻ, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng.

Cách điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

– Chống suy hô hấp qua các biện pháp hút đờm, thở oxi…

– Chống nhiễm trùng qua việc sử dụng kháng sinh phù hợp.

Bên cạnh đó, để phòng viêm phổi hiệu quả cho trẻ, bố mẹ lưu ý:

– Giữ ấm cho con đúng cách

– Giữ vệ sinh cho bé và người chăm sóc cẩn thận, tránh việc lây nhiễm vi khuẩn, virus

– Tiệt trùng dụng cụ chăm sóc bé

– Ưu tiên cho con uống sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng hiệu quả.

Các vấn đề thường gặp khác

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, là đối tượng dễ mắc bệnh. Ba mẹ cần quan sát và chăm sóc bé cẩn thận, tránh các vấn đề sức khỏe: 

– Hăm tã: do tã bẩn tiếp xúc với da của bé quá lâu gây hăm, tấy đỏ

– Rôm sảy: do tuyến mồ hôi bị bít kín, mồ hôi không thoát ra được

– Tưa lưỡi: lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng trắng kèm theo các vết loét nhỏ

– Mề đay (một dạng dị ứng cơ địa) khiến cơ thể trẻ nổi ban, ngứa

– Tiêu chảy: phân loãng, lỏng, có thể có chất nhầy…

– Táo bón: trẻ chướng bụng, hay quấy khóc, bỏ bú

– Chàm sữa: thường xuất hiện ở mặt, tai, má và lan dần ra các vùng da khác

– Nhiễm trùng tai khiến trẻ quấy khóc liên tục

Thông thường, các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, ba mẹ cần hiểu rõ sức khỏe của con để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng mà trẻ đang đối mặt. Nếu các bất ổn sức khỏe này của trẻ kéo dài, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra. 

Đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé, Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife mang đến dịch vụ chăm sóc toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế. Bé sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, điều trị theo phác đồ hạn chế kháng sinh. Trẻ cũng được chăm sóc trong môi trường chuyên biệt với sự hỗ trợ tận tình, chu đáo từ các điều dưỡng viên “mát tay”, giàu kinh nghiệm. Phác đồ và chế độ chăm sóc tại DoLife sẽ giúp bé sớm hồi phục sức khỏe và có được sự phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn về sức khỏe của bé và đặt lịch thăm khám, ba mẹ liên hệ trực tiếp với Hotline 1900 1984!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/tong-hop-benh-tre-so-sinh-thuong-gap-me-luu-y-ngay-khi-cham-con/feed/ 0
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không? https://dolifehospital.vn/tre-so-sinh-bi-cam-lanh-co-nguy-hiem-khong/ https://dolifehospital.vn/tre-so-sinh-bi-cam-lanh-co-nguy-hiem-khong/#respond Sat, 03 Feb 2024 08:05:53 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=2896 Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là tình trạng xảy ra phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Cảm lạnh hay còn có tên gọi khác là viêm đường hô hấp trên. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Khi trẻ nhiễm virus, nếu cơ thể trẻ không có khả năng miễn dịch để chống lại virus thì trẻ sẽ bị cảm lạnh.

Triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đó là chảy nước mũi, ngạt mũi. Trong ngày đầu tiên, nước mũi có thể trong và chuyển dần sang xanh, vàng trong những ngày tiếp theo.

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng gần giống như khi trẻ bị cúm, bao gồm các biểu hiện như: Ho, sốt, hắt xì, quấy khóc, ăn uống kém, quấy khóc, ngủ không ngon giấc….

Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt được triệu chứng giữa trẻ bị cảm lạnh và trẻ bị cúm do virus hoặc viêm phổi.  Nếu trẻ bị sổ mũi, ho và sốt nhẹ nhưng vẫn chơi và bú bình thường thì có thể trẻ bị cảm lạnh. Nếu trẻ bị cúm, viêm phổi thì ngoài các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, trẻ có thể bị ớn lạnh, nôn ói và tiêu chảy.

Sốt là một biểu hiện thường thấy khi trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh. Có thể kể đến những nguyên nhân sau:

– Trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh. Virus có thể lây lan trong không khí. Hoặc cũng có thể lây lan khi người bị cảm lạnh sở tay lên miệng, mũi, mắt của mình sau đó chạm vào trẻ mà không rửa tay.

– Do đồ chơi, đồ dùng của bé có dính virus nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Khi bé chơi hay dùng những đồ đó cũng sẽ nhiễm virus gây nên cảm lạnh.

– Bé bị dị ứng thời tiết hoặc người bên cạnh hút thuốc lá cũng khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

– Thời tiết trở lạnh và bé ở ngoài trời lâu cũng sẽ nhiễm lạnh. Do lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu nên sẽ chưa thể tự bảo vệ mình khỏi các virus gây bệnh.

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh sẽ đạt đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ 3 kể từ khi trẻ có triệu chứng đầu tiên. Và sau đó, các triệu chứng này sẽ hết dần trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc của bố mẹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp những triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày và có dấu hiệu trở nặng. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Vì lúc này rất có thể trẻ đã chuyển sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,…

Mẹ nên tăng cữ bú và lượng sữa cho con ăn để bù nước cho con

Cảm lạnh ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần cho trẻ đến gặp bác sĩ?

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Thực tế hầu hết các trường hợp cảm lạnh ở trẻ đều không nguy hiểm. Nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏi dần trong vòng 7 – 10 ngày. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sức đề kháng của trẻ quá yếu khiến tình trạng cảm lạnh kéo dài lâu và biến chứng nguy hiểm. Đối với cảm lạnh ở trẻ 1 tháng và trẻ dưới 3 tháng, hãy cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, đặc biệt là khi nhiệt độ trực tràng của trẻ từ 38 độ C trở lên.

Đối với trẻ từ 3 tháng trở lên, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ có các triệu chứng sau đây:

– Trẻ từ 3-6 tháng có nhiệt độ trực tràng của trẻ từ 38.5 độ C trở lên.

– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhiệt độ trực tràng trên 39.5 độ C.

– Các triệu chứng cảm lạnh ngày càng trở nên nặng hơn hoặc các triệu chứng không cải thiện sau một tuần.

– Trẻ ho dữ dội

– Tiêu chảy, nôn mửa

– Quấy khóc, chán ăn

– Trẻ có triệu chứng viêm kết mạc: Mắt đổ gèn, mắt đỏ,…

-Triệu chứng viêm tai giữa: Trẻ thường sờ tai, gãi tai, tai có dịch chảy ra…

– Trẻ có dấu hiệu mất nước: Tiểu ít, tã trẻ sau 6 tiếng vẫn còn khô

>>>Đặt lịch khám Nhi tại DoLife ngay<<<

Khi nào cần cho trẻ bị cảm lạnh đi cấp cứu?

Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm:

– Da trẻ tái nhanh, thiêu sức sống

– Trẻ thở nhanh hơn 60 nhịp/phút, lỗ mũi trẻ phập phồng khi thở

– Trẻ thở rít, ho nhiều hoặc thở khò khè

– Thóp trũng (thóp là điểm mềm trên đầu của trẻ)

– Trẻ không thức dậy, không tiếp xúc hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Cách điều trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ có các triệu chứng cảm lạnh nhẹ thì bố mẹ có thể điều trị tại nhà cho con bằng một số biện pháp sau:

– Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng cữ sữa và lượng sữa cho con bú để hạn chế tình trạng mất nước. Trẻ trên 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa, mẹ cho con uống thêm một chút nước

– Hút sạch nước mũi bằng ống hút mềm và chuyên dụng. Sau đó nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm. Mẹ lưu ý không nên tùy tiện rửa mũi cho con vì có thể đầy dịch tràn lên tai và gây viêm tai.

– Sử dụng máy làm ẩm không khí để nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên lựa chọn máy làm ẩm mát hay máy làm ẩm nóng. Các máy làm ấm nóng cần được bảo quản đúng theo hướng dẫn vì có nguy cơ bỏng cho trẻ.

– Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ bằng gối mỏng để trẻ dễ thở hơn.

– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc. Mọi chỉ định dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹ cần hút mũi và vệ sinh mũi để thông thoáng đường thở cho con

Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

– Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người. Nếu cho trẻ ra ngoài thì cần đeo khẩu trang, đeo kính.

– Tuyệt đối không được thơm vào mặt, vào tay trẻ. Những người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

– Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài.

– Vệ sinh đồ chơi, những đồ vật trẻ tiếp xúc bằng nước sát khuẩn.

– Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Đa phần các trường hợp trẻ sẽ tự hồi phục dần theo thời gian. Điều tốt nhất mà bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể làm là khiến cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, để cho bệnh nhanh chóng hồi phục. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Nếu con đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bố mẹ có thể liên hệ đến BVQT DoLife để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/tre-so-sinh-bi-cam-lanh-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0