Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php:324) in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
điều trị sỏi túi mật - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/dieu-tri-soi-tui-mat/ Làm tăng giá trị sống Thu, 18 May 2023 04:58:16 +0000 vi hourly 1 https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/02/cropped-512x512@4x-32x32.png điều trị sỏi túi mật - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/dieu-tri-soi-tui-mat/ 32 32 Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-co-nguy-hiem-khong/ https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-co-nguy-hiem-khong/#respond Thu, 11 May 2023 07:29:43 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3202 Sỏi túi mật là gì? Biểu hiện của sỏi túi mật
Sỏi túi mật là gì? Biểu hiện của sỏi túi mật

Sỏi túi mật là gì?

Túi mật là một túi nhỏ, hình quả lê, dính vào mặt dưới gan phải, có một ống nhỏ nối với đường mật chính đổ vào ruột. Ngoài bữa ăn, túi mật là nơi lưu trữ và cô đặc dịch mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp đẩy dịch mật vào đường mật xuống ruột giúp tiêu hóa chất béo.

Sỏi mật (sỏi túi mật) là những viên nhỏ có nguồn gốc từ mật đã kết tinh. Ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu, phần lớn sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Trái lại, ở Việt Nam lại từ sắc tố mật, với nhân sỏi là trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Kích thước của sỏi từ vài mm đến vài cm. Sỏi túi mật có thể có một hoặc hàng trăm viên.

Những ai thường bị mắc sỏi túi mật?

Nữ giới

Bệnh sỏi túi mật thường gặp ở nữ giới vì phần lớn liên quan đến nội tiết tố nữ như progesterone khiến giảm vận động túi mật, trong khi estrogen làm tăng cholesterol và giảm acid mật hòa tan cholesterol. 

Estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, còn progesterone làm chậm tốc độ giải phóng túi mật. Điều này giải thích vì sao xác suất mắc bệnh ở nữ giới giảm dần cùng tuổi tác (so với xu hướng mắc bệnh của nam giới). Trước 40 tuổi, tỷ lệ sỏi mật ở phụ nữ được chẩn đoán cao gần gấp ba lần nam giới; sau tuổi 60 xác suất mắc bệnh ở phụ nữ tăng không đáng kể. Nguy cơ mắc sỏi túi mật ở nữ giới đặc biệt tăng cao trong thời gian mang thai. Liệu pháp hormon thay thế (estrogen) cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormon được bổ sung cho cơ thể ở dạng uống thay vì gián tiếp qua băng dính (qua da).

Thuốc tránh thai cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật, nhất là trong 10 năm đầu sử dụng.

Người béo phì giảm cân đột ngột

Những mô trong cơ thể chứa nhiều mỡ sản xuất lượng estrogen nhiều hơn. Tuy nhiên, nguy cơ sỏi túi mật cũng gia tăng trong trường hợp sụt cân đột ngột vì nỗ lực giảm béo. Nguyên nhân bởi thực đơn nghèo năng lượng kìm hãm cơ chế sản xuất mật – yếu tố khiến cho quá trình kết tủa cholesterol diễn ra nhanh hơn. 

Người thực hiện hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày

Sau khi hút mỡ hoặc phẫu thuật làm nhỏ dạ dày nhằm hạn chế háu ăn, không ít người bệnh xuất hiện tình trạng sỏi túi mật. Tình trạng này phổ biến tới mức không hiếm bệnh nhân yêu cầu cắt bỏ túi mật ngay khi thực hiện kỹ thuật này.

Người mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường, những bệnh hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột (bao gồm cả tình trạng tổn thương tủy sống) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi túi mật.

Sỏi túi mật có biểu hiện gì?

Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, những sỏi túi mật có kích thước nhỏ sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật đến đường dẫn mật chính ngoài gan (ống cổ túi mật), túi mật bị tắc sẽ to lên nhanh chóng – bạn sẽ rất đau đớn, hoặc sỏi rơi vào đường dẫn mật chính và gây tắc, ngoài gây đau nhiều, mắt của bạn sẽ bị vàng lúc một rõ.

Sỏi túi mật được coi là căn bệnh nguy hiểm thầm lặng. Bởi lẽ bệnh nhân sỏi túi mật đa số không xuất hiện triệu chứng. Thông thường, sỏi túi mật đa phần được tình cờ phát hiện qua quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng. 

Khi sỏi làm tắc ống túi mật, người bệnh xuất hiện triệu chứng đau. Túi mật co thắt đột ngột (thường xảy ra sau khi tiêu thụ nhiều thịt, dầu mỡ) gây tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc túi mật co thắt làm sỏi dịch chuyển gây tắc đường dẫn mật.

Khi xuất hiện cơn đau do sỏi túi mật, người bệnh thường gặp các triệu chứng:

– Đau bụng: đau ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn. Đau gia tăng kéo dài khoảng 1 tiếng và có thể duy trì, mức độ giảm dần sau vài tiếng.

– Cảm giác đau dai dẳng có thể mạnh mẽ hoặc nhức nhối và căng phồng.

– Đau có thể lan theo hướng cánh tay phải hoặc sau lưng. 

– Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa

– Khi túi mật trở lại bình thường, cơn đau thuyên giảm.

Sỏi túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…

Biến chứng của sỏi túi mật
Biến chứng của sỏi túi mật

Bạn nên đến viện khám khi nào?

Hiện tại, trên thế giới, phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem như là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng, biến chứng đều được chỉ định cắt túi mật nội soi. 

Hiện vẫn bàn cãi về chỉ định mổ cho trường hợp sỏi túi mật chưa gây triệu chứng hay tổn thương cho túi mật. Cắt túi mật vẫn là phương pháp được đa số bác sĩ lựa chọn nếu chỉ định mổ. Bệnh nhân sau mổ vẫn ăn uống bình thường vì mật vẫn đầy đủ từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp người bệnh tiêu hóa, sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, “quan hệ vợ chồng” cũng không bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng không bị giảm tuổi thọ hay cần dùng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa nào khác.

Nếu chỉ định mổ thì phương pháp được chọn ở đa số các bác sĩ vẫn là cắt túi mật. Sau mổ bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường vì vẫn đầy đủ mật từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp tiêu hóa, sinh hoạt làm việc bình thường, “quan hệ vợ chồng” không bị ảnh hưởng, không làm giảm tuổi thọ, không cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật, bao gồm:

– Tuổi trên 60.

– Thừa cân hoặc béo phì.

– Phụ nữ mang thai.

– Chế độ ăn ít xơ đồng thời ăn giàu chất béo và cholesterol.

– Tiền sử gia đình có thành viên mắc sỏi túi mật.

– Mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, nhiễm trùng gan.

– Dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc có chứa estrogen, thuốc tránh thai.

Chế độ ăn ít xơ là yếu tố tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật
Chế độ ăn ít xơ là yếu tố tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Bạn nên làm gì để hạn chế sỏi túi mật phát triển?

Sỏi túi mật có thể được hạn chế khi:

– Duy trì cân nặng bình thường.

– Chế độ ăn giảm chất béo, đạm, nhiều chất xơ để giảm nồng độ cholesterol trong máu.

– Vận động, tập thể dục thường xuyên.

Bài viết không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh của mình, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

]]>
https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0
Sỏi túi mật và cách điều trị https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-va-cach-dieu-tri/ https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-va-cach-dieu-tri/#respond Tue, 21 Mar 2023 04:27:35 +0000 http://dolifehospital.vn/?p=2176 Bệnh lý sỏi túi mật ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, đặc biệt, bệnh xuất hiện âm thầm ở các chị em phụ nữ ngoài độ tuổi 40. Khi bệnh tiến triển thành các triệu chứng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng PGS. TS. Nguyễn Đức Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức,người vừa thực hiện thành công ca mổ cắt túi mật, mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật tại Bệnh viện Quốc tế DoLife tư vấn về bệnh lý sỏi túi mật.

Sỏi túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê nằm ở bụng phải, có chức năng thu thập và lưu trữ một chất lỏng gọi là mật giúp cơ thể phân hủy thức ăn.

Sỏi túi mật là chất lỏng cứng, chủ yếu gồm cholesterol, được hình thành trong túi mật. Sỏi túi mật thường xuất hiện ở những đối tượng:

  • Nữ giới trên 40 tuổi
  • Phụ nữ sau sinh nở có lượng estrogen tăng hoặc dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen
  • Béo phì gây ra tăng cholesterol trong mật (bile)
  • Tiền sử gia đình có sỏi túi mật
  • Sụt cân đột ngột
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ

Biến chứng của sỏi túi mật?

Trên thực tế, những người có sỏi túi mật có thể sống chung với sỏi nhiều năm nếu không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn mửa hay vàng da, người bệnh có thể đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm của sỏi gây ra như:

  • Viêm túi mật: Sỏi có thể mắc kẹt trong cổ túi mật hoặc ống dẫn mật
  • Viêm đường mật do sỏi: Tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp tính của đường mật gây ra bởi sự bít tắc của sỏi
  • Viêm tụy tạng do sỏi mật: Ống dẫn mật tới tụy tạng bị nghẽn dẫn tới những yếu tố trong tụy tạng bị tích tụ

Chẩn đoán sỏi túi mật bằng phương pháp nào?

Bác sỹ sẽ thăm hỏi tiền sử, khám lâm sàng trên cơ thể người bệnh sau đó sẽ đưa ra các chỉ định cận lâm sàng:

  • Các xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng cholesterol máu, chức năng gan
  • Siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính để thăm dò hình ảnh túi mật
  • Xác định tắc ống mật do sỏi mật bằng:
    • Chụp cộng hưởng từ
    • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): nếu sỏi túi mật được tìm thấy trong quá trình nội soi thì sẽ được can thiệp gắp ra ngay

Điều trị sỏi túi mật như thế nào?

Người mắc bệnh sỏi túi mật nếu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đều có chỉ định điều trị của bác sĩ bất kể số lượng sỏi và kích thước. PGS. TS. Nguyễn Đức Tiến khuyến cáo người bệnh đặc biệt lưu ý triệu chứng của biến chứng sỏi túi mật. Phương pháp điều trị sỏi túi mật bao gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật bằng cách uống thuốc tan sỏi. Phương pháp này đôi khi không hữu hiệu và thường được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
  • Phẫu thuật cắt túi mật nội soi hoặc mổ mở: trong đó phẫu thuật cắt túi mật nội soi được áp dụng rộng rãi với ưu điểm phục hồi nhanh. Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, chúng tôi thực hiện cả hai phương pháp phẫu thuật mổ mở và nội soi tùy tình trạng bệnh lý và tính an toàn cho người bệnh với tỷ lệ biến chứng rất thấp.
PGS. TS. Nguyễn Đức Tiến phẫu thuật mổ cắt túi mật, mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật, dẫn lưu Kehz trên bệnh nhân tại BVQT DoLife
PGS. TS. Nguyễn Đức Tiến phẫu thuật mổ cắt túi mật, mở ống mật chủ lấy sỏi đường mật, dẫn lưu Kehz trên bệnh nhân tại BVQT DoLife

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Phẫu thuật viên sẽ tạo một số vết rạch nhỏ trên bụng. Đầu soi gắn camera sẽ được đưa vào ổ bụng qua một trong các vết rạch. Phẫu thuật viên sẽ nhìn hình ảnh qua video trong phòng mổ đồng thời sử dụng dụng cụ chuyên biệt đưa vào ổ bụng qua các vệt rạch còn lại để cắt túi mật.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường diễn ra từ 1 đến 2 tiếng với các ưu điểm như vết mổ nhỏ, phục hồi nhanh, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Phẫu thuật mổ mở cắt túi mật

Trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật nội soi và có thể được bác sĩ chỉ định mổ mở trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Biến chứng nặng của túi mật
  • Bệnh nhân đã từng phẫu thuật bụng trên
  • Bệnh nhân béo phì
  • Bệnh nhân có các biến chứng chảy máu trong quá trình phẫu thuật

Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường dài khoảng 15 cm phía trên bên phải của bụng và cắt xuyên qua mỡ, cơ đến túi mật. Túi mật được cắt bỏ và ống dẫn được kẹp lại. Vị trí mổ được ghim lại và khâu kín. Một ống dẫn nhỏ được đặt từ bên trong ra ngoài bụng.

Cắt túi mật có ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa không?

Phần lớn người bệnh sau khi mổ túi mật không gặp phải các vấn đề tiêu hóa sau khi cắt túi mật. Một số người có thể gặp tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy sau phẫu thuật tuy nhiên sẽ không kéo dài. Người bệnh cần thăm khám ngay nếu thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường.

Lưu ý sau khi mổ cắt túi mật

Sinh hoạt, vận động

  • Đi lại nhẹ nhàng sau khi mổ để ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông
  • Giữ vệ sinh vết mổ sạch sẽ
  • Không mang vác vật nặng khoảng 4-6 tuần sau mổ

Chế độ ăn uống

  • Uống nước bắt đầu từ ngụm nhỏ tăng dần lên
  • Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu sau đó ăn tăng dần độ đặc
  • Ăn thành các khẩu phần nhỏ và chia nhiều bữa trong ngày
  • Ăn thức ăn nhiều chất xơ để tăng nhu động ruột và hạn chế chất béo, đồ ăn có chứa nhiều cholesterol.
Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/soi-tui-mat-va-cach-dieu-tri/feed/ 0