Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Cannot modify header information - headers already sent by (output started at /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php:324) in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/feed-rss2.php on line 8
ung thư dạ dày - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/ung-thu-da-day/ Làm tăng giá trị sống Fri, 16 Jun 2023 01:41:15 +0000 vi hourly 1 https://dolifehospital.vn/wp-content/uploads/2023/02/cropped-512x512@4x-32x32.png ung thư dạ dày - Bệnh viện Quốc Tế Dolife https://dolifehospital.vn/tag/ung-thu-da-day/ 32 32 Tầm soát ung thư là gì? Có được hưởng bảo hiểm y tế không? https://dolifehospital.vn/tam-soat-ung-thu-la-gi-co-duoc-huong-bao-hiem-y-te-khong/ https://dolifehospital.vn/tam-soat-ung-thu-la-gi-co-duoc-huong-bao-hiem-y-te-khong/#respond Fri, 16 Jun 2023 01:41:15 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3655 1/3 ung thư có thể phòng ngừa và 1/3 có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư hiệu quả. Phương pháp này có gì đặc biệt đến vậy? 

Tầm soát ung thư có được hưởng BHYT không?
Tầm soát ung thư có được hưởng BHYT không?

Tầm soát ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm. Ung thư xảy ra khi có sự xuất hiện của tế bào không bình thường trong cơ thể. Các tế bào này sinh trưởng không kiểm soát, tạo thành một khối u. Các khối u dần xâm lấn, phá hủy các mô lành trong cơ thể, gây tử vong. 

Ung thư có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Bệnh lý này không phân biệt tuổi tác, giới tính. Hiện, số ca mắc mới và tử vong do ung thư liên tục tăng dần theo từng năm. Phát hiện ung thư qua tầm soát là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa, điều trị sớm ung thư hiệu quả.

Đây là phương pháp thăm khám để phát hiện ung thư trước khi bệnh có triệu chứng. Các tế bào ung thư được phát hiện từ sớm qua các kiểm tra, xét nghiệm. Điều này giúp tăng khả năng phòng ngừa và điều trị. 

Vai trò của tầm soát ung thư với sức khỏe

Theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, người dân nên thực hiện tầm soát định kỳ 6 tháng – 1 lần/năm. 

Tầm quan trọng của tầm soát sàng lọc ung thư

Qua một số xét nghiệm phù hợp, tầm soát giúp mỗi người nắm rõ được tình trạng cơ thể của chính mình. Tầm soát giúp:

– Phát hiện các tổn thương bất thường, tổn thương lành tính.

– Phát hiện tổn thương tiền ung thư.

– Phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư thấp, ung thư cao.

Tầm soát định kỳ, đúng phương pháp giúp sớm phát hiện các tổn thương và chẩn đoán ung thư từ giai đoạn sớm. Điều này đóng vai trò quan trọng, giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và tiết kiệm chi phí điều trị.

Các dạng tầm soát

Hiện có nhiều phương pháp tầm soát phù hợp với từng bệnh lý ung thư khác nhau:

– Ung thư dạ dày: nội soi dạ dày, sinh thiết, chụp cắt lớp.

– Ung thư đại tràng: xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng, sinh thiết, siêu âm ổ bụng, chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

– Ung thư phổi: CT ngực liều thấp, CT scan có thuốc cản quang và/hoặc PET/CT, sinh thiết nốt bất thường ở phổi.

– Ung thư gan: xét nghiệm AFP trong máu, sinh thiết khối u nghi ngờ ung thư gan, chẩn đoán hình ảnh.

– Ung thư cổ tử cung: Phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV, nạo nội mạc cổ tử cung, soi cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung.

Ung thư vú: siêu âm tuyến vú, nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú), chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI), làm xét nghiệm sinh thiết – giải phẫu bệnh.

– Ung thư tiền liệt tuyến: khám trực tràng bằng tay, chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu, xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) trong máu, chụp xạ hình xương, sinh thiết.

– …

Tầm soát ung thư giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Tầm soát ung thư giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe hiệu quả

Quy trình tầm soát

Các loại ung thư khác nhau có phương pháp tầm soát không giống nhau. Từ kết quả tầm soát, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu ung thư. Sau đó, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Quy trình chung gồm 3 bước:

Bước 1: Khám lâm sàng

Trước khi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng:

– Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh của khách hàng và gia đình.

– Đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe.

– Hỏi về các triệu chứng bất thường: Có bị đau nhức ở đâu không? Các dấu hiệu bất thường sức khỏe nào không?

Đây là những căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định phương pháp tầm soát phù hợp.

Mỗi loại ung thư có phương pháp tầm soát riêng. Khám tầm soát được thực hiện trên người bình thường, chưa có triệu chứng bệnh và áp dụng các phương pháp chẩn đoán xâm lấn tối thiểu. Thông qua kết quả tầm soát, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu ung thư ở giai đoạn sớm.

Bước 2: Kiểm tra cận lâm sàng cơ bản

Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định như: 

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm tế bào

– Xét nghiệm phân

– …

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Tùy theo nhu cầu tầm soát, bác sĩ có thể chỉ định thăm dò bằng hình ảnh với các phương pháp như:

– Nội soi

– Siêu âm

– Chụp X-quang

– Chụp CT cắt lớp

– Chụp cộng hưởng từ

– …

Sau đó nhận kết quả từ bác sĩ đọc kết quả và đưa ra tư vấn phù hợp.

Tầm soát ung thư có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Tầm soát là hoạt động được khuyến cáo thực hiện định kỳ. Tùy theo từng gói khám mà chi phí cho việc tầm soát sẽ khác nhau. Nhiều người cũng thắc mắc rằng liệu hoạt động này có được hưởng bảo hiểm y tế không.

Thực tế, tầm soát cho ung thư không nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Người dân khi thực hiện tầm soát phải từ chi trả 100% chi phí. Tuy nhiên, chi phí mỗi lần thực hiện tầm soát không nhiều. Đặc biệt, so với việc điều trị ung thư nếu không được phát hiện ở giai đoạn sớm thì chi phí tầm soát chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Đừng để ung thư trở thành nỗi lo, cản trở cuộc sống của chính bạn. Chủ động tầm soát sàng lọc ung thư định kỳ hay ngay khi cơ thể có các dấu hiệu bất ổn là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cuộc sống của người thân xung quanh.

Bệnh viện Quốc tế DoLife là một trong những cơ sở y tế hàng đầu mang đến chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ tốt nhất cho nhân dân. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu, hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao, DoLife mang đến đa dạng gói tầm soát sàng lọc ung thư với giá cả phải chăng giúp người dân bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về việc tầm soát ung thư và tầm quan trọng của hoạt động này. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 của DoLife ngay để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/tam-soat-ung-thu-la-gi-co-duoc-huong-bao-hiem-y-te-khong/feed/ 0
HP dạ dày là gì? Cách điều trị? https://dolifehospital.vn/hp-da-day-la-gi-cach-dieu-tri/ https://dolifehospital.vn/hp-da-day-la-gi-cach-dieu-tri/#respond Fri, 28 Apr 2023 01:37:51 +0000 https://dolifehospital.vn/?p=3116 Vi khuẩn HP khi xâm nhập và ở trong dạ dày trong thời gian dài sẽ gây ra những vết loét, thậm chí gây nhiễm trùng và ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu xem HP dạ dày là gì và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

HP dạ dày là gì?
HP dạ dày là gì?

HP dạ dày là gì?

HP dạ dày là một loại vi khuẩn có khả năng tồn tại và gây hại trong dạ dày, mang tên Helicobacter pylori. Để sống trong dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra enzym Urease để trung hòa nồng độ axit. Helicobacter pylori tồn tại ở cả hai trạng thái là hoạt động và không hoạt động.

Ở trạng thái không hoạt động, vi khuẩn HP không gây hại. Người nhiễm vi khuẩn HP ở trạng thái này có sức khỏe bình thường.

Nhiễm vi khuẩn HP ở trạng thái hoạt động, người nhiễm có thể mắc bệnh về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP

Người nhiễm HP dạ dày thường khó để phát hiện bản thân bị mắc bệnh từ khi nào. Bởi vi khuẩn HP xâm nhập vào đường tiêu hóa, âm thầm gây bệnh mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Nhờ vào cấu trúc hình xoắn và hoạt động của các tiêu mao, vi khuẩn HP di chuyển và tồn tại trong lớp dưới niêm mạc dạ dày và gây bệnh theo cơ thể:

– Phân hủy ure thành amoniac nhờ tăng tiết ure, tạo môi trường kiềm chống lại acid dịch vị.

– Cùng với các độc chất tế bào cytokine phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày – yếu tố quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Gây tổn thương các tế bào biểu mô dạ dày trực tiếp qua việc sinh nội độc tố vi khuẩn. Đồng thời gây thoái hóa, long tróc tế bào, hoại tử, tăng tiết acid và pepsin gây viêm loét dạ dày.

– Tạo điều kiện cho acid HCl và pepsin ăn mòn gây loét niêm mạc dạ dày qua việc tăng giải phóng yếu tố trung gian (interleukin – IL, gốc tự do,…) làm viêm, sưng, phù nề niêm mạc.

90% người bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP
90% người bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP

Con đường lây nhiễm của HP dạ dày

Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Đường miệng – miệng

Miệng – miệng là đường lây lan chính của vi khuẩn HP khi người khỏe mạnh tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết tiêu hóa của người bệnh.

Thông thường, nếu một thành viên trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP, các thành viên khác cũng có khả năng mắc cao bởi hàng ngày sinh hoạt chung: dùng chung bát đũa, nước chấm gia vị, hôn nhau…

Đường phân – miệng

Phân của người nhiễm vi khuẩn HP khi thải ra ngoài có thể vô tình trở thành mầm bệnh lây nhiễm tới nhiều người khi người nhiễm bệnh không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh qua các loài vật trung gian (ruồi, muỗi, gián, chuột…) hay qua việc sử dụng các thực phẩm sống (rau sống, gỏi sống).

Đường lây nhiễm khác

Ngoài lây nhiễm qua đường miệng, đường phân, có trường hợp người bệnh còn bị lây nhiễm ở chính bệnh viện hay các cơ sở y tế. Nguyên nhân do các thiết bị y tế không được tiệt trùng, khử khuẩn sạch sẽ làm lây nhiễm bệnh qua các hoạt động như: nội soi (dạ dày, tai mũi họng), khám nha khoa…

Triệu chứng nhiễm HP dạ dày

Khi nhiễm vi khuẩn HP, dạ dày của người bệnh sẽ bị tổn thương. Người bệnh có thể bị viêm loét, chảy máu, nhiễm trùng dạ dày… với các triệu chứng:

– Chán ăn, buồn nôn, nôn

– Bụng phình

– Thường xuyên ợ hơi, ợ chua

– Sụt cân

– Đi ngoài phân đen

Làm sao để chẩn đoán HP dạ dày

Vi khuẩn HP tấn công dạ dày âm thầm, không có triệu chứng nhưng lại gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Để xác định tình trạng nhiễm HP dạ dày, người bệnh có thể được thực hiện phương pháp xâm lấn hoặc không xâm lấn:

Phương pháp xâm lấn

Với phương pháp này, người bệnh được chỉ định nội soi dạ dày, đại tràng rồi lấy mô sinh thiết bằng phương pháp sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn. Phương pháp này có thể đánh giá chính xác tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và khả năng mắc ung thư dạ dày.

Phương pháp không xâm lấn

Với chẩn đoán HP dạ dày bằng phương pháp không xâm lấn, người bệnh/ nghi ngờ nhiễm bệnh có thể thực hiện một trong ba phương pháp:

– Test hơi thở

– Xét nghiệm phân tích mẫu phân

– Xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu

Vi khuẩn Hp dạ dày
Vi khuẩn Hp dạ dày

Cách điều trị HP dạ dày hiệu quả

Trong điều trị HP dạ dày, người bệnh cần từ 1 đến 2 tuần để các phương pháp bắt đầu có hiệu quả. Các phương pháp đều tập trung vào mục tiêu:

– Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh

– Chữa lành niêm mạc dạ dày

– Ngăn ngừa viêm loét

– Giảm nguy cơ phát triển ung thư

Điều trị HP dạ dày tại nhà

Xây dựng lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị HP dạ dày hiệu quả. Người bệnh điều trị HP tại nhà cần:

– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ sớm

– Không sử dụng rượu, bia, nước có ga, cà phê, chất kích thích

– Hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, chứa nhiều axit

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi

– Không tự ý dùng thuốc giảm đau (đặc biệt là NSAID) mà không có chỉ định của bác sĩ.

>> Đọc thêm: Chữa đau dạ dày tại nhà<<

Dùng thuốc điều trị HP dạ dày

Lưu ý: Phải có chỉ định từ bác sĩ. Không tự ý sử dụng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị HP dạ dày:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp giảm sản xuất axit dạ dày: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole…

– Bismuth subsalicylate giúp bao phủ và bảo vệ vết loét trong dạ dày khỏi axit

– Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn:  amoxicillin, clarithromycin, metronidazole hoặc tinidazol, tetracycline, levofloxacin.

Việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ:

– Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, thay đổi vị giác tạm thời

– Đau bụng, đầy hơi, khó chịu thượng vị

– Táo bón, khó tiêu, phân đen

Nhiễm khuẩn HP dạ dày không thể tự khỏi. Bệnh cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ tùy theo tình trạng và thể trạng từng người. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, kiên trì điều trị đúng cách.

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh và phát hiện nhiễm khuẩn HP dạ dày sớm. Đồng thời, khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.

Hi vọng những thông tin cung cấp trong bài viết hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin “HP dạ dày là gì?” và cách điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Bệnh viện Quốc tế DoLife để được hỗ trợ tận tình ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

]]>
https://dolifehospital.vn/hp-da-day-la-gi-cach-dieu-tri/feed/ 0