Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu bệnh viêm màng não ở trẻ em
Viêm màng não ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm của màng não, tức là các lớp màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh này thường do nhiễm trùng vi khuẩn, virus. Hoặc trong một số trường hợp ít gặp hơn là do nấm, ký sinh trùng, hoặc các yếu tố không nhiễm trùng như thuốc hay phản ứng miễn dịch bất thường. Viêm màng não có thể rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não:
– Trẻ dưới 5 tuổi. Thống kê cho thấy có gần 70% trường hợp viêm màng não do vi khuẩn xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
– Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh như HIV, ung thư, từng được thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương, đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch,…
– Trẻ bị chấn thương đầu, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
– Trẻ mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
– Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng mũi, nhiễm trùng tai mãn tính hoặc viêm phổi do phế cầu khuẩn.
Viêm màng não ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Bệnh khởi phát và tiến triển nhanh, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Trẻ em có nguy cơ cao bị viêm màng não cao hơn so với người lớn với các triệu chứng điển hình gồm đau đầu, sốt, cứng cổ. Ngoài ra, trẻ còn có có một số triệu chứng đi kèm như ớn lạnh, buồn nôn, bú kém, biếng ăn, co giật, phát ban, lú lẫn, quấy khóc,…
Nhóm trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc viêm màng não cao và nặng nhất so với các nhóm tuổi khác, đặc biệt là trẻ dưới 5 tháng tuổi. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và giảm nồng độ kháng thể bảo vệ từ mẹ dẫn đến khả năng diệt khuẩn thấp là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc biến chứng thần kinh cao hơn người lớn. 71% trẻ sơ sinh, 38% trẻ từ 1-5 tuổi và 10% trẻ từ 6-16 tuổi bị viêm màng não phát triển biến chứng thần kinh.
Triệu chứng viêm màng não ở trẻ
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm màng não có thể khó nhận biết hơn so với người lớn vì chúng không luôn biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu quan trọng có thể bao gồm:
Triệu chứng viêm màng não ở trẻ nhỏ
– Sốt cao đột ngột
– Khóc dai dẳng: Trẻ có thể khóc to, dai dẳng, và không thể làm dịu,
– Cứng cổ và cứng cơ: Trẻ có thể không thể quay hoặc cử động cổ linh hoạt.
– Thóp phồng: Vùng thóp (phần mềm trên đỉnh đầu) có thể phồng lên do áp lực trong não tăng cao.
– Giảm khả năng bú hoặc bỏ bú: Trẻ có thể từ chối bú hoặc không muốn ăn uống.
– Ngủ lơ mơ, khó đánh thức: Trẻ có thể buồn ngủ quá mức và khó tỉnh dậy. Hoặc thậm chí là không phản ứng với môi trường xung quanh.
– Phát ban (ở một số trường hợp do vi khuẩn): Một số trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningitidis có thể xuất hiện phát ban, khi ấn vào sẽ không mất màu.
– Buồn nôn và nôn mửa: Trẻ có thể nôn nhiều, không rõ lý do.
Triệu chứng ở trẻ lớn hơn
Trẻ lớn hơn có thể có những biểu hiện giống người lớn, bao gồm:
– Sốt cao
– Đau đầu nặng
– Cứng cổ
– Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng)
– Buồn nôn hoặc nôn
– Lú lẫn hoặc thay đổi hành vi: Trẻ có thể khó tập trung, dễ kích động hoặc hành vi trở nên bất thường.
Viêm màng não ở trẻ có chữa được không?
Bệnh viêm màng não ở trẻ em nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và kịp thời có thể chữa khỏi được. Cứ 10 trẻ bị viêm màng não thì có 7 trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn, không có biến chứng nếu được điều trị đúng cách.
Tuy nhiên, nguy cơ tử vong do mắc viêm màng não rất cao. Gần 10% trường hợp mắc viêm màng não tử vong sau 24-48 giờ kể từ thời điểm khởi phát dấu hiệu đầu tiên của bệnh. 20% còn lại mặc dù đã được chữa khỏi. Nhưng bệnh nhân vẫn có thể phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề…
Tác động của bệnh lý viêm màng não đến trẻ có thể kể đến như:
– Tỷ lệ tử vong cao:
Người mắc bệnh có thể tử vong chỉ trong 24-48 giờ đồng hồ kể từ khi khởi phát bệnh. 50% tử vong nếu không được điều trị. Mặt khác, dù được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có khoảng 20% người bệnh vẫn tử vong.
– Biến chứng lâu dài:
Trong số những người sống sót, 10-20% gặp các biến chứng nghiêm trọng như:
+ Cắt cụt chi,
+ Điếc,
+ Tổn thương não và gặp khó khăn trong học tập…
– Gánh nặng kinh tế và tinh thần:
Ước tính chi phí điều trị một ca viêm màng não tốn hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Chưa kể các chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho người có các di chứng sức khoẻ nặng sau này.
Phương pháp điều trị
Trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm màng não cần nhập viện sớm để theo dõi. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và thể trạng bệnh nhân để lên phác đồ cụ thể. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, trẻ có thể được điều trị sớm bằng kháng sinh sớm, truyền thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Các triệu chứng đi kèm như phù não, sốc, co giật, sốt, suy hô hấp, mất nước,… sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Điều này giúp hạn chế các tổn thương, ngăn chặn các biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
Sau khi có xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị sau:
– Viêm màng não do vi khuẩn: Trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị.
– Viêm màng não do virus:
Thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị. Trừ các trường hợp bệnh xuất hiện biến chứng liên quan đến vi khuẩn. Viêm màng não có thể tự khỏi sau vài tuần khi được chăm sóc hỗ trợ đúng cách. Thuốc kháng virus có thể được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp nghiêm trọng.
– Viêm màng não do nấm:
Cryptococcus là loại nấm gây viêm màng não thường gặp. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp tiêm Amphotericin B qua đường tĩnh mạch. Cùng với đó kết hợp với một số loại thuốc khác như Flucytosin, Fluconazol. Bên cạnh đó, phương pháp chọc hút dịch não tủy có thể được thực hiện để giảm áp lực nội sọ cho trẻ.
– Viêm màng não do ký sinh trùng:
Sau khi xác định được loại ký sinh trùng gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc diệt ký sinh trùng phù hợp nhất.
Lưu ý, trẻ bị viêm màng não cần nhập viện để được điều trị tích cực. Thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các bất thường để được can thiệp kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm màng não ở trẻ em. Bệnh viêm màng não trẻ em có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vaccine. Tại Việt Nam hiện đều có vaccine phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn và mô cầu các nhóm. Cha mẹ cần chú ý theo dõi và lưu lại việc chủng ngừa của trẻ để đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]