Viêm màng não mô cầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

28/05/2024
Tác giả: Lam Thanh
Chia sẻ

 

Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân. Đây là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước, lên đến 0,03/100.000 người. Việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết vô cùng quan trọng để có thể kịp thời điều trị tránh biến chứng nặng nề!

Viêm màng não mô cầu là gì?

Viêm màng não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp,  do các vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp nhất là vào thời tiết lạnh, mùa đông-xuân.

Bệnh được chia thành 4 nhóm điển hình:  A, B, C, Y. Trong đó nhóm A là nhóm phổ biến nhất tại nước ta. Ngoài ra có nhóm W – 135 và các nhóm khác ít độc hại hơn, song nếu không được điều trị đúng lúc sẽ gây ra biến chứng nặng nề về sau.

Bệnh viêm não mô cầu hoàn toàn có thể khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, đúng phác đồ.

 

Triệu chứng viêm màng não mô cầu

Khởi phát bệnh, bé thường có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao, trẻ có thể sốt lên đến 41 độ C
Trẻ có thể sốt lên đến 41 độ C
  • Rét run
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau lưng
  • Buồn nôn và nôn 
  • Biếng ăn, ngủ li bì

Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, sẽ có các triệu chứng:

  • Bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê
  • Cứng cổ điển hình với dấu hiệu Kernig (đau khoeo làm chân co lại khi nâng thẳng 2 chân lên một góc 90° so với thân)
  • Dấu hiệu Brudzinski (đầu gối co lại khi nâng cổ cao lên khỏi mặt giường)
  • Các ban xuất huyết thường xuất hiện trước tiên ở chi dưới và các điểm tỳ đè, gặp trong hầu hết mọi trường hợp. Xuất huyết có thể có dạng thay đổi, từ kích thước bằng đầu kim, đến mảng xuất huyết lớn, thậm chí từng vùng xuất huyết hoại tử da làm bong da, bì tổ chức dưới sâu nếu bệnh nhân sống sót qua giai đoạn nguy kịch.

Ba mẹ lưu ý, khi trẻ đã xuất hiện triệu chứng phát ban cho thấy trẻ đang bị nhiễm độc nặng và đang phải đối mặt với biến chứng của nhiễm độc do viêm màng não mô cầu. Trẻ sẽ sớm gặp phải biến chứng nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, thậm chí là tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được can thiệp y tế kịp thời. 

Viêm màng não mô câu có lây truyền không? 

Viêm màng não mô cầu có lây không

Bệnh Viêm não mô cầu lây truyền bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với các hạt nước miếng bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm (sự lây truyền của bệnh qua đồ vật là hiếm xảy ra).

Chẩn đoán bệnh

Ngoài việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hiện đang ở giai đoạn nào qua:

  • Chụp CT;
  • Chụp cộng hưởng từ MRI;
  • Xét nghiệm máu;
  • Cấy máu;
  • Xét nghiệm dịch não tủy;
  • Nhuộm soi dịch hầu họng.

Phương án điều trị bệnh viêm màng não mô cầu

Sau khi khám cận lâm sàng và xác định được cụ thể giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất. Với viêm não mô cầu, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh sẽ được điều trị theo triệu chứng nhắm rút ngắn thời gian điều trị cũng như nhanh chóng phục hồi hơn.

1. Điều trị tại bệnh viện

Bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ cụ thể theo triệu chứng bệnh hiện đang gặp phải

  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm màng não

Điều trị viêm màng não bằng phương pháp kháng sinh sớm là phương pháp điều trị được sử dụng nhiều ở cả trẻ em và người lớn. 

Nếu bệnh nhân kháng kháng sinh, thuốc kháng sinh được sử dụng theo kháng sinh đồ nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị. Thuốc có thể tác dụng với một số loại thuốc khác. 

  • Khắc phục tình trạng mất nước

Các triệu chứng của viêm màng não có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nước điện giải.

Nếu mất nước ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các chất bổ sung điện giải. Nhưng nếu mất nước diễn ra nặng hơn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp triều dịch qua tĩnh mạch kết hợp với thuốc uống để bù nước, bù điện giải.

  • Sử dụng thuốc Steroid

Steroid (Corticosteroids) là một loại thuốc kháng viêm, giảm đau, ức chế hệ miễn dịch, ngăn chạy giải phóng histamin. 

2. Điều trị tại nhà

Viêm màng não ở mức độ nhẹ có thể được bác sĩ hỗ trợ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh có bất kỳ chuyển biến tiêu cực hay có dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần được đưa vào bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị ngay lập tức.

Phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể được phòng ngừa sớm bằng các cách sau:

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm  màng não do não mô cầu cho nhân dân, nhất là nơi có bệnh lưu hành, để nhân dân biết phát hiện bệnh sớm, cách ly và cộng tác với ngành y tế thực hiện phòng chống dịch trong cộng đồng
  • Vệ sinh phòng bệnh.

+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

+ Tại nơi có ổ dịch cũ, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

  • Hiện nay đã có vắc xin polysaccharide của nhóm A, C, Y, W135 phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Đây là vắc xin an toàn và miễn dịch cao nhưng rất đắt. Cầu khuẩn nhóm A là tác nhân gây bệnh thường gặp nhưng chưa có vắc xin.
Vắc xin polysaccharide của nhóm A, C, Y, W135 phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu

Trên đây là những thông tin chung về viêm não mô cầu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới Hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi bé quấy khóc không ngừng vào buổi tối mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tháng thứ 3 sau sinh và có thể kéo dài hàng giờ liền. Vậy […]

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Cách điều trị hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Cách điều trị hiệu quả

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt. Nếu không xử lý kịp thời, táo bón có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé. Vậy làm thế nào để giúp trẻ đi ngoài dễ […]

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện trong những ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết vàng da ở trẻ có nguy hiểm không và khi nào cần can thiệp y tế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn […]

Trẻ bị còi xương: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trẻ bị còi xương: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Còi xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị còi xương? Và chăm sóc trẻ bị còi xương cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh còi xương ở trẻ Bệnh […]