Viêm đường tiết niệu sau sinh: Những điều chị em cần biết

21/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với chị em. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh như thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh của chị em
Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh của chị em

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng các bộ phận của hệ tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang) bị vi khuẩn tấn công. Điển hình nhất là vi khuẩn E.Coli. 

Thông thường căn bệnh này sẽ xuất hiện ở đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo). Vi khuẩn về sau sẽ theo niệu đạo, xâm nhập lên thận gây viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Đặc biệt, do cấu tạo niệu đạo ngắn nên phụ nữ có nguy có bị mắc nhiễm trung tiết niệu cao hơn đàn ông. 

Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Phụ nữ sinh bằng phương pháp sinh mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu hơn phụ nữ sinh con theo ngả âm đạo (sinh thường). Nguyên nhân là do đặc thù sinh của từng phương pháp.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu sau sinh

Có khoảng 4,6% phụ nữ sinh mổ và 3,5% phụ nữ sinh thường mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh viêm đường tiểu xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Qúa trình chuyển dạ khiến các cơ sàn chậu, dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến chấn thương khiến cho chúng bị mất chức năng. Nước tiểu lúc này dễ bị thất thoát. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. 
  • Quá trình mang thai, sinh nở cũng có thể làm cho bàng quang bị mất trương lực, gây ứ nước. Đây là cơ hội để nước tiểu dễ bị trào ngược lên niệu quản, lưu lại lâu ở khu vực này. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.
  • Áp lực của việc em bé chào đời bằng ngả âm đạo có thể khiến bàng quang bị tê liệt tạm thời. Nếu bạn phải thực hiện gây mê để sinh mổ thì việc này cũng khiến giảm sự linh hoạt của bàng quang. Ngoài ra, tầng sinh môn bị sưng, đau cũng ảnh hưởng đến chức năng bài tiết. Từ đo khiến sản phụ bị viêm đường tiểu. 
  • Nếu bạn sinh mổ và được đặt ống thông tiểu trong quá trình sinh nở thì bạn cũng có nguy cơ bị viêm dường tiết niệu. Bởi ống thộng cọ xát, làm xước da cũng dễ nhiễm trùng. Do khu vực này thường tiếp xúc với nước tiểu và vi khuẩn từ hậu môn.
  • Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý như sợ đau hay kiêng cữ có thể ngăn bạn tắm rửa, vệ sinh vùng kín thường xuyên. Điều này khiến cho vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. 

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu sau sinh

Thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu ít và tiểu rát là triệu chứng của bệnh viêm đường tiểu sau sinh
Thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu ít và tiểu rát là triệu chứng của bệnh viêm đường tiểu sau sinh

Khi có một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể chị em đã bị nhiễm trùng đường tiểu sau sinh:

  • Thường xuyên đi tiểu hoặc có cảm giác buồn tiểu. Nhưng lúc đi lại ra lượng nước tiểu rất ít.
  • Tiểu đau, tiểu buốt, cảm giác châm chích khó chịu, cảm giác sợ đi tiểu.
  • Lưng và vùng bụng dưới đau rát
  • Khi viêm nhiễm nặng lây lan đến thận và tử cung, người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn.
  • Khi bị viêm tiết niệu, nước tiểu sẽ có màu khác thường hơn so với bình thường.

Thông thường, sau khi sinh xong bạn sẽ có cảm giác đau rát khi đi tiểu. Cảm giác này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu như những triệu chứng trên xuất hiện ngày một nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Điều này tránh để bệnh tình trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Trước khi đưa ra phương án điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Từ mẫu nước tiểu của người bệnh, bác sĩ sẽ tìm ra các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Từ đó xác định được tình trạng viêm nhiễm. 
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm này chỉ ra loại vi khuẩn đang gây nhiễm trùng cho bạn để quyết định loại thuốc phù hợp. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua các chỉ định siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ khảo sát đường tiết niệu để tìm ra điểm bất thường về cấu trúc. 
  • Nội soi: Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể tiến hành nội soi bàng quang. Việc này nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc lấy các mẫu mô, nước tiểu. Phục vụ cho mục đích khảo sát sâu hơn.  

Điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh

Viêm đường tiết niệu nhẹ

Khi mặc nhiễm trùng đường tiểu nhẹ, sản phụ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Uống nhiều nước để đào thải vi khuẩn qua đường nước tiểu
  • Bổ sung thực phẩm có khả năng ngăn chặn vi khuẩn bám vào thành niều đạo: Các loại quả họ nhà cam, việt quất,…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách với các sản phẩm chuyên dụng.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh sản dịch ứ đọng
  • Quan hệ tình dục đúng cách. Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ
Uống nhiều nước là biện pháp chữa viêm đường tiết niệu
Uống nhiều nước là biện pháp chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nặng

Trong trường hợp, người bệnh đã bị viêm đường tiết niệu sau sinh nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm.

Nhóm kháng sinh phổ rộng beta lactam khá an toàn. Có thể được chỉ định cho sản phụ bị nhiễm trùng tiểu. Và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 2 – 3 ngày. 

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng: Người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc khoảng 14 ngày hoặc nhiều hơn nữa, theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ cho DOLIFE để được tư vấn và giải đáp.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]