Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

22/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến bất kỳ ai cũng có thể gặp phải.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sau sinh

Theo các bác sĩ, rất nhiều phụ nữ sau sinh bị viêm tiết niệu. Nguyên nhân của tình trạng này là do: 

  • Trong quá trình chuyển dạ, các cơ sàn chậu, dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới hoạt động quá mức. Từ đó dẫn đến chấn thương khiến cho chúng bị mất chức năng. Lúc này, nước tiểu dễ bị thất thoát. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. 
  • Quá trình mang thai, sinh nở cũng có thể làm cho bàng quang bị mất trương lực, gây ứ nước. Đây là cơ hội để nước tiểu dễ bị trào ngược lên niệu quản. Lưu lại lâu ở khu vực này. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh.
  • Áp lực của việc em bé chào đời bằng ngả âm đạo có thể tác động lên bàng quang dẫn đến tê liệt tạm thời. Trong trường hợp sinh mổ và phải thực hiện gây mê làm giảm sự linh hoạt của bàng quang. Ngoài ra, sưng và đau tầng sinh môn cũng ảnh hưởng đến chức năng bài tiết. Khiến cho sản phụ dễ bị viêm đường tiểu. 
  • Việc đặt ống thông tiểu sau sinh mổ cũng khiến cọ xát, làm xước da gây nhiễm trùng tiết niệu. Do khu vực này thường tiếp xúc với nước tiểu và vi khuẩn từ hậu môn. 
  • Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý như sợ đau hay kiêng cữ có thể ngăn bạn tắm rửa, vệ sinh vùng kín thường xuyên. Điều này cũng khiến cho vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. 

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Một số triệu chứng dễ nhận biết khi mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kể đến như:

  • Dấu hiệu đầu tiên sản phụ cần để ý là vấn đề nước tiểu. Khi cơ thể bị nhiễm các cầu khuẩn gây viêm đường niệu đạo thì bàng quang sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Lúc này nước tiểu sẽ không còn là môi trường vô trùng như trước mà đã nhiễm khuẩn. Cụ thể là bị vẩn đục, có cặn, đi kèm máu hoặc có mùi hôi khó chịu thay vì mùi khai tự nhiên.
  • Các chị em đã bị nhiễm bệnh cũng có tần suất đi tiểu nhiều hơn hẳn bình thường. Khi đi tiểu chị em sẽ cảm thấy đường niệu đạo bị khô hoặc bỏng rát rất khó chịu. Nhiều thời điểm chị em đã cảm thấy mót tiểu rất mạnh nhưng lại chỉ có thể tiểu được ít theo kiểu tiểu rắt.
  • Nếu đã xuất hiện hai triệu chứng trên thì chị em nên lưu tâm xem cơ thể mình có bị mỏi mệt, khó chịu thất thường hay không. Sốt nhẹ đến sốt cao cũng là một trong các phản ứng cơ địa của chúng ta khi một bộ phần nào đó đang có vi khuẩn xâm nhập.
  • Ngoài ra, một số chị em đã bị viêm đường tiết niệu sau sinh cho biết họ bị đau vùng xương chậu và bụng dưới. Các cơn đau có thể dao động từ âm ỉ đến đau dữ dội.
Ngay khi các chị em phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên tiến hành thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Điều trị viêm niệu đạo cho phụ nữ sau sinh

Lo lắng ảnh hưởng đến chất lượng sữa khiến nhiều chị em từ chối dùng thuốc. Việc không điều trị bệnh, chờ đến khi cai sữa con là quan niệm sai lầm bởi bệnh càng để lâu, sẽ càng có nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Điều trị viêm đường tiết niệu nhẹ

Những mẹ mới bị viêm niệu đạo ở dạng có thể tham khảo các biện pháp điều trị tự nhiên như:

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thải vi khuẩn ra ngoài theo đường nước tiểu
  • Ăn và uống các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng các chất tẩy rửa dịu nhẹ 
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh sản dịch ứ đọng 
  • Chọn trang phục thoáng mát, ngăn vi khuẩn phát triển 
  • Thận trọng khi quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó 
  • Không chủ quan vì bệnh có thể trở nặng nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu nặng

Khi tình trạng viêm đường tiểu sau sinh chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để sản phụ có thể hạ sốt, giảm đau và tiêu viêm. Nhóm kháng sinh phổ rộng beta lactam khá an toàn có thể được chỉ định cho sản phụ bị nhiễm trùng tiểu. Và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 2 – 3 ngày. 

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc khoảng 14 ngày hoặc nhiều hơn nữa, theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh. Nếu còn câu hỏi cần tư vấn, hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 để đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]