Viêm đường hô hấp dưới có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

24/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm đường hô hấp dưới là gì? Triệu chứng và có biến chứng nguy hiểm nào không? Cùng Bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tổng quan về bệnh viêm đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Đây là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi) không phải lao. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Hệ hô hấp dưới của cơ thể con người

Các bệnh chính khi nhắc tới viêm đường hô hấp dưới:

  • Viêm phế quản: Niêm mạc phế quản bị kích thích phồng lên, tăng tiết dịch nhầy làm bít tắc phế quản. Viêm phế quản được chia thành hai loại:
  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, thường kéo dài trong vài tuần.
  • Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng viêm nhiễm tại phế quản kéo dài hoặc tái phát lại nhiều lần, có thể diễn biến nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Viêm phổi: Các tổ chức chính ở phổi, đặc biệt các phế nang (đơn vị giúp phổi trao đổi khí), bị tổn thương nghiêm trọng khiến dưỡng khí không thể đi vào máu.
  • Viêm tiểu phế quản: Siêu vi khuẩn gây viêm và khiến chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp, khiến người bệnh khó thở. Bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi, khi các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện.

Triệu chứng khi đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng

Triệu chứng khi viêm đường hô hấp dưới sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng. Tuy nhiên nhìn chung viêm đường hô hấp dưới thường có các biểu hiện như sau:

– Triệu chứng ở khí quản: khó nói, khàn giọng;

– Triệu chứng ở phế quản: tức ngực, nặng ngực, ho khan, ho có đờm;

– Triệu chứng ở tiểu phế quản: thở rít, khó thở, thở khò khè;

– Triệu chứng cho thấy phổi đang bị tổn thương: đau ngực mỗi khi hít sâu, khó thở, ho ra máu và ho có đờm;

– Các triệu chứng toàn thân có thể gặp phải ở bệnh nhân viêm đường hô hấp dưới như: sốt cao, mệt mỏi,…. .Các trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, các thể viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi cũng sẽ có triệu chứng khác nhau. Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cần thăm khám thông qua những biện pháp chuyên sâu hơn.

Một số triệu chứng khi đường hô hấp dưới bị nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là căn bệnh bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền, sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ bị tấn công. Các nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến như:

Viêm đường hô hấp dưới do virus

Các loại virus gây viêm đường hô hấp dưới hay gặp đó là: 

– Virus cúm A, 

– Virus cúm B,

Virus hợp bào hô hấp

– Virus Rhinovirus, 

– Adenovirus

– Gần đây nhất là Coronavirus (SARS-CoV-2),…

Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Các loại vi khuẩn điển hình dẫn đến viêm đường hô hấp dưới: Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae, moraxella catarrhalis hay Haemophilus influenzae,… và các loại nấm khác gồm Mycoplasma, Chlamydia,… nhưng hiếm gặp hơn.

Các yếu tố gây viêm đường hô hấp dưới khác

Ngoài những tác nhân chính nêu trên, nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới còn xuất phát từ các yếu tố khác từ ngoài môi trường, ví dụ như:

– Bụi bẩn, ô nhiễm không khí;

– Hơi nước, hóa chất;

– Khói thuốc lá (bao gồm cả chủ động lẫn thụ động);

– Các dị nguyên gây dị ứng.

Virus, vi khuẩn tấn công chính là những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới

Để chẩn đoán được chính xác bệnh lý viêm đường hô hấp dưới, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm bên cạnh khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh. Cụ thể:

– Đo nhiệt độ cơ thể, kiểm tra lượng oxy trong cơ thể bằng máy đo SpO2. Nghe phổi để đánh giá các tiếng rales trong phổi. 

– Với những trường hợp có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định:

+ Chụp X-quang hay chụp CT phổi: Xác định rõ vị trí tổn thương, mức độ nhiễm trùng. 

+ Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm, chức năng gan, thận. Để lựa chọn kháng sinh và theo dõi bệnh trong quá trình điều trị.

+ Xét nghiệm đờm: Kết quả của phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp xác định được loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Nhằm lên phác đồ kháng sinh hiệu quả nhất. 

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Nếu không được điều trị chính xác và kịp thời thì có thể gây suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý. Cụ thể:

Điều trị viêm phế quản cấp

– Nghỉ ngơi, bỏ thói quen hút thuốc lá, chú ý giữ ấm cho cơ thể;

– Uống đủ nước trong ngày, bù nước và các chất điện giải cho cơ thể;

– Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch;

– Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Uống đủ nước là một trong những biện pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Điều trị viêm phổi

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ định này sẽ khác nhau tùy theo mức độ các triệu chứng và loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

– Điều trị thở oxy khi người bệnh có các dấu hiệu của suy hô hấp cấp (ARDS) như khó thở, tím tái,…

Điều trị viêm tiểu phế quản

Hiện nay chưa có vắc xin đặc trị cho viêm tiểu phế quản. Thuốc kháng sinh hoặc thuốc cảm thông thường cũng không hiệu quả khi điều trị bệnh này. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi và có thể chăm sóc tại nhà.

Điều trị lao phổi

Lao phổi được điều trị theo quy chuẩn của Bộ y tế bao gồm:

– Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). 

– Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc: Uống thuốc đúng phác đồ, đủ thời gian và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đường hô hấp trên. Lưu ý mọi thông tin trong bài sẽ không thay thế các chỉ định điều trị và dùng thuốc của bác sĩ. Khi có triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cần thăm khám để có phác đồ điều trị kịp thời và chính xác. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]