Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra.
Amidan là gì?
Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm ở hai bên họng, tập trung thành đám phía dưới niêm mạc hầu tạo thành một vòng bạch huyết. Amidan gồm các khối: Amidan vòm (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái (amidan), Amidan lưỡi.
Tác dụng của amidan là bảo vệ đường hô hấp. Amidan giúp chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi trùng) có hại nằm trong họng, không để xâm nhập vào cơ thể.
Viêm amidan xảy ra khi một số lượng lớn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến amidan không thể kháng cự. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên.
Có nên cắt amidan cho trẻ?
Trong những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ, viêm amidan chiếm tới 24%. Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần gây suy giảm chức năng miễn dịch của amidan, đồng thời tạo thành ổ viêm chứa vi khuẩn, gây nhiều bệnh lý về hô hấp: áp xe quanh amidan, viêm xoang, viêm họng mạn tính….
Triệu chứng viêm amidan
Khi bị viêm amidan, trẻ thường có các triệu chứng:
– Sốt
– Sổ mũi, nghẹt mũi
– Biếng ăn
– Hơi thở có mùi khó chịu
– Đau họng, khó nuốt
– Nổi hạch ở cổ
Khi bệnh chuyển biến nặng, viêm amidan có thể gây ra các biến chứng như: viêm tai giữa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, khò khè kéo dài…
Vậy nên, để tránh bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, việc cắt amidan cho trẻ là vô cùng cần thiết.
Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?
Viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trẻ nhỏ, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hại nguy hiểm. Thông thường, nếu trẻ gặp các trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định cắt amidan:
– Viêm amidan tái phát trên 5 lần/năm gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt, học tập của trẻ
– Viêm amidan kèm các biến chứng: viêm phổi, viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp…
– Trẻ bị khó nuốt, khó nói, ngủ ngáy, đường thở tắc nghẽn do amidan phì đại
Để không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ, nên thực hiện cắt amidan khi trẻ từ đủ 4 tuổi. Trước khi cắt, trẻ cũng cần được điều trị hết viêm amidan từ 15 – 30 ngày.
Các phương pháp cắt amidan phù hợp với trẻ
Hiện nay, các phương pháp được áp dụng để cắt amidan vô cùng đa dạng. Tùy theo mức độ bệnh và tình hình sức khỏe, trẻ có thể được chỉ định phương pháp cắt phù hợp.
Cắt amidan bằng dao mổ đơn cực kết hợp với siêu âm
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi khả năng can thiệp nhanh chóng, ít gây chảy máu. Phương pháp được thực hiện bằng cách dùng dao mổ đơn cực nhiệt độ cao để loại bỏ amidan.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là gây đau sau mổ nên cần cân nhắc trước khi thực hiện nếu trẻ có sức khỏe kém.
Cắt amidan bằng laser
Với việc sử dụng bước sóng ánh sáng laser để loại bỏ khối amidan, cắt amidan bằng laser có nhiều ưu điểm như:
– Không đau
– Thời gian thực hiện nhanh
– Ít chảy máu
– Khả năng diệt khuẩn tốt
Tuy nhiên, phương pháp này lại dễ để lại sẹo và gây ảnh hưởng đến thanh quản.
Cắt amidan bằng Coblator
Đây là phương pháp cắt và phá hủy mô tế bào nhờ sóng điện từ tần số cao. Ngoài hạn chế là chi phí phẫu thuật cao thì cắt amidan bằng Coblator sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
– Ít đau
– Vết thương không sâu, ít chảy máu
– Thời gian thực hiện ngắn
– Phục hồi nhanh, người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi mổ
Cắt amidan bằng Sluder điện hoặc Sluder thường
Đây là phương pháp sử dụng sự hỗ trợ của Sluder điện/ thường để loại bỏ triệt để amidan trong thời gian ngắn. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi bật:
– Không gây tổn thương sâu
– Tối ưu, không bỏ sót
– Ít ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau phẫu thuật
Cắt amidan bằng Plasma
Với việc sử dụng đầu dò, kính soi điện tử, nguồn nhiệt thấp plasma, phương pháp cắt amidan bằng Plasma hiệu quả trong việc tìm kiếm ổ dịch và làm tan viêm.
Ưu điểm:
– Ít xâm lấn, ít đau
– Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh
– Không chảy máu
Cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
Cắt amidan không phải là phẫu thuật lớn. Nhưng sau phẫu thuật trẻ vẫn cần được chăm sóc cẩn thận để vết thương nhanh lành, tránh bị nhiễm trùng.
Sau khi cắt amidan, trẻ cần được bổ sung nhiều nước và điện giải. Ba mẹ có thể cho bé sử dụng oresol để cân bằng điện giải hoặc cho trẻ uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý không uống nước hoa quả chua bởi điều này có thể gây tổn thương và đau cho trẻ.
Về thực phẩm, ba mẹ cần cho bé ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh.
Đặc biệt, cần tránh để trẻ sử dụng các loại thực phẩm:
– Đồ ăn cứng gây ma sát, tổn thương vết cắt: hoa quả cứng, đồ chiên rán, đồ khô…
– Sữa và chế phẩm từ sữa
– Thực phẩm nhiều gia vị, đặc biệt là những loại thực phẩm có chứa chanh, ớt, tiêu, cà chua
Cần kiêng thực phẩm cay nóng, đồ cứng trong thực đơn của trẻ ít nhất trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật.
Tùy vào sức khỏe thể chất, khả năng phục hồi sau phẫu thuật của mỗi trẻ là khác nhau. Ba mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của con để tránh những tổn thương không đáng có, đồng thời, liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường.
Để được tư vấn về việc cắt amidan ở trẻ và đặt lịch thăm khám tại DoLife, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 1984 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]
Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]
Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]