Vì sao trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài?

09/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chăm sóc một em bé sơ sinh chưa biết nói thật không dễ dàng. Mọi vấn đề bất thường ở trẻ sơ sinh đều khiến bố mẹ lo lắng. Đặc biệt, việc trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài là vì sao và có nguy hiểm không? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài có sao không?

Theo các bác sĩ Nhi khoa, số lần trẻ đi ngoài và tình trạng phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi thấy con mình 2 ngày không đi ngoài, các cha mẹ thực sự lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Câu trả lời là là sức khỏe của bé vẫn bình thường nếu như tình trạng không đi ngoài chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Và trong lúc này thì trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều, không quấy khóc, không chướng bụng và không nôn trớ.

Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài khiến bố mẹ lo lắng

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn vào việc bú sữa mẹ hay sữa công thức hay bú cả sữa mẹ lẫn sữa công thức.

Điều này có thể dẫn tới sự thay đổi về lượng phân; màu sắc và kết cấu của phân. Từ đó, dẫn tới có sự khác nhau về tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa công thức:

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 1-7 lần/ ngày. Phân hoa cà hoa cải và hơi có mùi chua.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi ngoài với số lần ít hơn từ 1-4 lần/ ngày. Phân sệt, màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, mùi khẳn.

Bởi vì thông thường trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi sẽ đi ngoài rất thường xuyên. Cụ thể là từ 5 – 6 lần mỗi ngày. Và trường hợp trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ị (đi ngoài) kèm theo phân rắn, khô, bé phải rặn nhiều, điều đó cho thấy là trẻ bị táo bón.

Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ có tần suất đi tiêu ít hơn, không thường xuyên. Đồng thời, phân có biểu hiện cứng, khô, đóng thành cục. Tình trạng táo bón xảy ra ở trẻ là do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Cụ thể là trẻ ăn quá ít chất xơ và cung cấp không đủ nước cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh chưa biết nói. Vì vậy, để nhận biết trẻ có đang bị táo bón không thì mẹ cần dựa vào những biểu hiện sau:

  • Tần suất đi ngoài của trẻ giảm đi. Có thể 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần
  • Mỗi lần đi ngoài trẻ rất khó chịu, rặn đỏ mặt
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc bởi khó chịu
  • Trẻ bú ít, thậm chí bỏ bú
  • Phân cứng, khô, vón cục thậm chí có lẫn máu
  • Bụng đầy hơi, căng cứng

Có một số trường hợp, việc trẻ bị táo bón có kèm cùng tiêu chảy. Điều này khiến cho nhiều cha mẹ có sợ nhầm lẫn. Lý giải cho điều này, phân cứng bị mắc kẹt ở trực tràng. Trong khí đó, phân lỏng lại dễ dàng đi qua và ra ngoài trước.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài

Số lần đi ngoài giữa trẻ bú mẹ và trẻ ăn sữa công thức có sự khác nhau

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là vấn đề tương đối bình thường, nên mẹ có thể yên tâm và bớt lo nhé. Khi con không đi ngoài và cũng không có những biểu hiện bất thường thì có thể do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

Đối với trẻ bú mẹ:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu nước, ăn quá nhiều tinh bột, ít chất xơ.
  • Sức khỏe của mẹ như bị táo bón, mẹ dùng thuốc.
  • Các tổn thương quanh hậu môn của trẻ như viêm, hăm, nấm, nứt hậu môn. Chúng có thể làm trẻ đau và sợ đi ngoài.
  • Ngoài ra, việc dùng một số thuốc cho trẻ cũng gây nên tình trạng chậm thải phân.

Đối với trẻ bú sữa công thức hoặc bú cả sữa mẹ và sữa công thức:

  • Lựa chọn sữa công thức không phù hợp.
  • Pha sữa quá đặc hoặc pha sữa không đúng công thức.

Các nguyên nhân do bệnh lý:

  • Bệnh cơ vân.
  • Suy giáp trạng bẩm sinh.
  • Bệnh não – màng não tủy bẩm sinh.
  • Bệnh giãn đại tràng bẩm sinh (hay Hirschsprung).

Những bệnh lý này cần đưa trẻ đi khám sớm và điều trị đặc hiệu tránh những biến chứng nặng nề. Biểu hiện đầu tiên là chậm thải phân su những ngày đầu sau sinh.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài

Nếu trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài do táo bón thì mẹ có thể tham khảo các cách chữa táo bón sau đây:

Bổ sung nước cho trẻ

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có thể do trẻ bị thiếu nước. Vì vậy, bên cạnh các cữ bú hàng ngày, các mẹ hãy cho trẻ uống thêm nước (trẻ trên 6 tháng). Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nước không thể thay thế hoàn toàn cho sữa trong bất kỳ trường hợp nào.

Khi cho trẻ uống nước, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ uống thêm 100 – 200ml nước/ ngày (đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200 – 300ml nước/ ngày (đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi).
  • Nên cho trẻ uống 50 – 100ml/ ngày. Sau đó tăng dần lượng nước nếu tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện nhé.

Mẹ cần ăn thêm chất xơ

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, thì mẹ nên xem qua chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Hoặc thực hiện theo các ý sau:

  • Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày.
  • Ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi; rau dền; cần tây; súp lơ,..
  • Mẹ ăn thêm nhiều loại trái cây giúp nhuận tràng như đu đủ; táo; lê; chuối; mận,..

Massage bụng cho bé

Một cách trị táo bón cũng hiệu quả bất ngờ là massage bụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy nhẹ nhàng massage theo vòng tròn quanh rốn trẻ. Điều này sẽ phần nào hỗ trợ nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ lưu ý mát xa 3 – 5 phút sau mỗi cữ mẹ cho bú nhé.

Massage bụng có thể cái thiện tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh

Tắm nước ấm cho trẻ

Nếu trẻ sơ sinh đã 2 ngày không đi ị (đi ngoài) được, mẹ hãy cho em tắm nước ấm. Hoặc ngâm hậu môn của em dưới nước ấm. Cách này sẽ giúp kích thích nhu động ruột và khiến trẻ muốn đi ngoài.

Sử dụng thuốc Glycerin

Nếu những cách trên vẫn chưa hiệu quả, mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc đặt hậu môn Glycerin. Loại thuốc này để giúp cho phân của trẻ được trơn và dễ đi ngoài hơn. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc nhé.

Tình trạng trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài là bình thường. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ nên theo dõi tình trạng phân của bé. Đông thời mẹ cũng nên thực hiện các biện pháp xử lý trên. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài chưa được cải thiện, đồng thời con xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường như sốt, nôn trớ, bỏ bú,… thì mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ ngay nhé.

Mẹ hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu do viêm xoang là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mạn tính. Gây phiền toái, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin. Đau đầu do viêm xoang là gì? […]

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]