Tử cung lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

24/02/2025
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tử cung lạnh có thể gây khó khăn cho quá trình thụ tinh và mang thai. Vậy tử cung lạnh là gì? Biểu hiện ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tử cung lạnh là gì?

Tử cung lạnh là một dạng bệnh khá phổ biến trong y học cổ truyền, cụ thể là Đông y. Theo Đông y, nguyên nhân khiến tử cung lạnh là do âm, dương bên trong cơ thể không đảm bảo sự cân bằng.

Tử cung lạnh tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn đối với phụ nữ

Các bác sĩ cho biết, khi đối mặt với tình trạng mất cân bằng âm dương trong cơ thể, các mạch máu tới tử cung có xu hướng bị co thắt. Từ đó khiến cho khu vực này không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới một số hoạt động, có thể kể đến như: quá trình rụng trứng, thụ thai.

Như vậy tử cung lạnh dẫn tới tử cung không được cung cấp đủ máu và độ ẩm thiết yếu. Về lâu về dài, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý của chị em phụ nữ.

Thậm chí, nếu phụ nữ đang mang thai gặp phải tình trạng nêu trên, nguy cơ sảy thai tương đối cao. Tốt nhất, chị em nên chủ động theo dõi và điều trị bệnh để cải thiện sức khỏe sinh sản của bản thân, tăng khả năng thụ thai thành công.

Nguyên nhân gây tử cung lạnh là gì?

Nguyên nhân gây tử cung lạnh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và yếu tố cơ địa. Cụ thể như sau:

Thói quen sinh hoạt:

– Tiếp xúc với môi trường lạnh: Thường xuyên ngồi điều hòa, tắm nước lạnh hoặc mặc quần áo mỏng khi trời lạnh có thể làm vùng bụng dưới bị nhiễm lạnh.

– Ngồi lâu một chỗ: Ít vận động làm tuần hoàn máu kém, đặc biệt là ở vùng chậu và tử cung.

– Sử dụng nước lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt: Việc tắm hoặc ngâm chân bằng nước lạnh trong kỳ kinh nguyệt có thể gây co thắt tử cung. Từ đó ảnh hưởng đến lưu thông máu.

Chế độ ăn uống:

– Tiêu thụ thực phẩm lạnh và có tính hàn: Ăn nhiều đồ lạnh như kem, nước đá, hoặc thực phẩm có tính hàn như dưa chuột, rau má, nước dừa, hải sản.

– Thiếu thực phẩm ấm nóng: Không bổ sung đủ thực phẩm giúp lưu thông máu như gừng, nghệ, quế.

Yếu tố cơ địa và sức khỏe:

– Cơ địa hàn (lạnh tự nhiên): Một số người có cơ địa lạnh, tuần hoàn máu kém hơn người khác.

– Hệ tuần hoàn kém: Do lối sống ít vận động, béo phì hoặc bệnh lý về tuần hoàn.

– Suy giảm chức năng nội tiết: Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu trong tử cung.

Cơ địa hàn là một trong những nguyên nhân gây tử cung lạnh

Ảnh hưởng từ tâm lý:

– Căng thẳng, stress: Gây co thắt mạch máu và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tử cung.

Tử cung lạnh có triệu chứng gì?

Triệu chứng của tử cung lạnh có thể khá đa dạng và thường ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như sức khỏe sinh sản. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến:

Kinh nguyệt bất thường:

Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.

– Lượng kinh ít hoặc màu sắc bất thường: Máu kinh thường nhạt màu, loãng, có thể có cục máu đông nhỏ.

– Đau bụng kinh dữ dội: Cảm giác đau bụng dưới âm ỉ hoặc co thắt mạnh, đặc biệt là trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

Cảm giác lạnh:

– Lạnh bụng dưới: Thường xuyên cảm thấy lạnh hoặc tê ở vùng bụng dưới.

– Chân tay lạnh: Dễ bị lạnh ở tay chân, kể cả khi thời tiết ấm áp.

Khó chịu về tiêu hóa:

– Đầy hơi, chướng bụng: Dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

– Tiêu hóa kém: Có thể gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.

Khó khăn về sinh sản:

– Khó thụ thai: Tử cung lạnh làm giảm lưu thông máu, ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi thai.

– Sảy thai sớm: Nguy cơ sảy thai cao hơn do tử cung không đủ ấm và tuần hoàn máu kém.

Mệt mỏi và suy nhược:

– Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Cơ thể dễ mệt mỏi, thiếu sức sống.

– Da xanh xao: Da có thể trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Tử cung lạnh ảnh hưởng gì đến sinh sản?

Tử cung lạnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng mang thai. Nguyên nhân là do tác động tiêu cực lên quá trình rụng trứng, thụ tinh và làm tổ của phôi thai. Dưới đây là những ảnh hưởng cụ thể:

Ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng:

– Kinh nguyệt không đều. Làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây khó khăn trong việc xác định ngày rụng trứng.

– Chất lượng trứng giảm. Lưu thông máu kém ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của trứng.

Khó khăn trong quá trình thụ tinh:

– Niêm mạc tử cung mỏng. Tử cung lạnh có thể làm cho niêm mạc tử cung phát triển không đủ dày. Từ đó khó khăn cho việc phôi thai bám vào và phát triển.

– Dịch nhầy cổ tử cung bất thường. Dịch nhầy có thể trở nên quá đặc hoặc không đủ số lượng. Gây cản trở tinh trùng di chuyển và gặp trứng.

Cản trở quá trình làm tổ của phôi thai:

–  Lượng máu lưu thông đến tử cung không đủ làm cho niêm mạc tử cung thiếu chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho phôi thai phát triển.

– Tử cung lạnh dễ bị co thắt bất thường, cản trở sự bám chắc của phôi thai.

Tăng nguy cơ sảy thai:

– Không giữ được phôi thai. Do niêm mạc tử cung không ổn định và tuần hoàn máu kém, nguy cơ sảy thai sớm tăng cao.

Cách điều trị tử cung lạnh

Sử dụng các loại trà ấm như trà gừng để cải thiện tình trạng tử cung bị lạnh

Nếu như bạn gặp phải tình trạng tử cung lạnh, hãy áp dụng một số biện pháp sau đây:

–  Tử cung lạnh nên ăn gì? Chị em phụ nữ mắc tử cung lạnh nên ăn các loại thức ăn, đồ uống nóng, ấm. Đặc biệt có khả năng cung cấp nhiệt cho cơ thể như: Trà gừng, trà cam quế, các loại trà nóng…

–  Không nên ăn các loại thực phẩm có tính hàn như: Cải thảo, dưa hấu…

–  Nên ăn nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho hệ thống tuần hoàn như thịt, cá, đậu phộng…

–  Có thể dành thời gian ngâm chân với nước nóng từ 15 – 20 phút mỗi ngày, sau đó lau chân thật khô để không bị nhiễm lạnh.

–  Dùng khăn ấm chườm bụng, lưng để có thể trở nên ấm hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt.

–  Có thể tập các bài tập thể dục như khí công, thái cực quyền để giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn. 

–  Mát xa ở huyệt Tam âm giao (ở vị trí từ đỉnh mắt cá trong đi lên khoảng 4 khoát ngón tay) có thể làm ấm cơ thể, hạn chế lạnh tử cung.

–  Mặc quần áo ấm đầy đủ để giữ ấm cho cơ thể, đảm bảo cơ thể không bị lạnh, nhất là vùng lưng, bụng, đặc biệt là vào mùa đông và những ngày tới kỳ kinh.

–  Khi gặp mưa cần phải tắm rửa, thay quần áo và sấy tóc ngay để không bị nhiễm lạnh.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tử cung lạnh. Tử cung lạnh có nguy hiểm không? Thì câu trả lời là “CÓ”, đặc biệt đối với khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ tử cung bị lạnh, chị em cần thăm khám sớm. Để từ đó được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 19001984 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc miễn phí.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ là mối lo ngại của nhiều mẹ bầu, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]