Trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đây là mối lo lắng của phụ huynh, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nguy hiểm không? Cùng bệnh viện Quốc tế DoLife tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần/ngày là bình thường
Trong 6 – 12 giờ sau sinh, trẻ sơ sinh thường đi phân su màu xanh đậm, không mùi. Tình trạng này duy trì khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, số lần đi ngoài của bé sẽ tùy thuộc vào nguồn sữa bé bú mỗi ngày. Vậy trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức thì đi ngoài như thế nào?
Đối với trẻ bú sữa mẹ
Thông thường, trẻ bú sữa mẹ đi ngoài 5 – 6 lần mỗi ngày, trẻ đi phân hoa cà hoa cải. Có một số trẻ kém hấp thu thì 2 – 3 ngày mới đi ngoài một lần. Tình trạng phân màu vàng, hơi sệt và đôi khi có lẫn chút nước. Hiện tượng này hết sức bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng.
Đối với trẻ dùng sữa công thức
So với sữa mẹ, sữa công thức cũng đáp ứng hầu hết nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa còn non nên trẻ khó có thể hấp thụ hết dưỡng chất từ sữa công thức. Do đó, những trẻ bú sữa công thức chỉ đi ngoài 1 – 3 lần mỗi ngày. Số lần đi ngoài này ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Phân của trẻ bú sữa công thức cũng khác so với trẻ bú sữa mẹ. Tùy thuộc vào loại sữa bé uống mà phân có thể có màu vàng, xanh hay nâu nhạt, hơi nhão và mùi khó chịu. Trẻ cũng có nguy cơ mắc táo bón nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi phân của trẻ để có cách xử lý kịp thời.
Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần là bất thường
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hơn so với quy chuẩn bên trên thì rất có thể con đã bị tiêu chảy. Đây là tình trạng mà bé đi ngoài nhiều hơn mức quy chuẩn, phân lỏng hoặc rất lỏng, có nước khác với ngày bình thường. Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau để xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không:
– Số lần trẻ đi ngoài nhiều lần mức bình thường.
– Phân của trẻ có bọt.
– Khi đi ngoài tóe nước.
– Phân thay đổi màu sắc, có kèm chất nhầy hoặc máu.
– Có mùi khó chịu.
Ngoài ra khi bị tiêu chảy, trẻ cũng có những biểu hiện khác như mệt mỏi, bỏ ăn, chán ăn, quấy khóc liên tục…. Lúc này, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần?
Nếu số lần trẻ sơ sinh đi ngoài nằm trong mức quy chuẩn. Và tình trạng phân không có gì bất thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường trên, rất có thể trẻ sơ sinh đang bị đi ngoài. Tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể là do các nguyên nhân sau đây:
– Thay đổi sữa đột ngột: Trẻ đang dùng sữa mẹ và được chuyển sang sữa công thức. Hoặc mẹ thay đổi đột ngột loại sữa công thức đang dùng, có thể chính là nguyên nhân khiến bé đi ngoài. Lý do là hệ tiêu hoá của con chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi này, dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
– Bé bị nhiễm virus Rota: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Loại virus này có thể lay lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế…, do đó trẻ rất dễ lây nhau. Ngoài triệu chứng đi ngoài, trẻ còn có thêm một số triệu chứng khác như nôn nhiều lần, sốt cao….
– Bất dung nạp protein hoặc lactose.
– Trẻ mắc một số bệnh lý về đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích…
– Trong quá trình cho con bú mẹ sử dụng một số loại thuốc: Nếu như mẹ đang sử dụng loại thuốc nào đó thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nhé.
– Dị ứng sữa mẹ: Một số trường hợp, hệ tiêu hóa của bé có thể không hấp thu được một số thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần bất thường thì phải làm sao?
Nguyên nhân gây ra những tình trạng đi ngoài bất thường của trẻ hầu hết là do yếu tố bên ngoài. Do đó, điều mẹ bỉm cần đó là thay đổi chế chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với con. Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ núm vú hoặc bình sữa trước và sau khi cho bé bú,…
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần không quá nghiêm trọng, bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho bé tại nhà. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa hoàn thiện tuyệt đối, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ sau này.
Một số phương pháp giúp bé giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần một cách bất thường:
Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày
Đi ngoài nhiều khiến trẻ mất nhiều nước, chất điện giải, cũng như dưỡng chất,… . Do đó việc bổ sung đủ lượng sữa cho bé trong giai đoạn này là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết trẻ lúc này đều mệt mỏi, bỏ bú do đó mẹ cần phải chia thành nhiều cữ trong ngày để thể bù đắp đủ lượng dưỡng chất đã bị mất đi.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Cần xem xét lại chế độ cũ. Từ đó thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mới cho cả mẹ và bé là điều cần thiết. Tốt nhất mẹ bỉm nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập những khẩu phần dinh dưỡng hợp lý nhất.
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
Đi ngoài nhiều lần khiến bé mệt mỏi, mất sức. Do đó bố mẹ nên cho bé ngủ nhiều hơn. Cần tạo không gian yên tĩnh cho bé cũng như không nên đánh thức bé nhiều lần. Một giấc ngủ đủ lâu, sâu và ngon sẽ giúp bé tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Hăm tã – một tình trạng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Do đó, bố mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Tốt nhất nên vệ sinh mông bé bằng vải mềm hoặc nước ấm, có thể rửa bằng nước lá trà xanh để hạn chế vi khuẩn bám bên ngoài.
Nguyên nhân thường khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần quá mức bình thường là do chế độ dinh dưỡng của mẹ và thức ăn cho trẻ. Bởi vậy, mẹ bỉm hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn mỗi ngày.
Hãy liên hệ đến tổng đài 1900 1984. Mẹ sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng tại Bệnh viện Quốc tế DoLife tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp cho cả mẹ và bé. Từ đó giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và hạn chế những bệnh về đường tiêu hóa.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]
Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]
Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]
Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]