Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

03/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là tình trạng xảy ra phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Cảm lạnh hay còn có tên gọi khác là viêm đường hô hấp trên. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Khi trẻ nhiễm virus, nếu cơ thể trẻ không có khả năng miễn dịch để chống lại virus thì trẻ sẽ bị cảm lạnh.

Triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đó là chảy nước mũi, ngạt mũi. Trong ngày đầu tiên, nước mũi có thể trong và chuyển dần sang xanh, vàng trong những ngày tiếp theo.

Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cũng gần giống như khi trẻ bị cúm, bao gồm các biểu hiện như: Ho, sốt, hắt xì, quấy khóc, ăn uống kém, quấy khóc, ngủ không ngon giấc….

Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt được triệu chứng giữa trẻ bị cảm lạnh và trẻ bị cúm do virus hoặc viêm phổi.  Nếu trẻ bị sổ mũi, ho và sốt nhẹ nhưng vẫn chơi và bú bình thường thì có thể trẻ bị cảm lạnh. Nếu trẻ bị cúm, viêm phổi thì ngoài các triệu chứng như cảm lạnh thông thường, trẻ có thể bị ớn lạnh, nôn ói và tiêu chảy.

Sốt là một biểu hiện thường thấy khi trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh. Có thể kể đến những nguyên nhân sau:

– Trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh. Virus có thể lây lan trong không khí. Hoặc cũng có thể lây lan khi người bị cảm lạnh sở tay lên miệng, mũi, mắt của mình sau đó chạm vào trẻ mà không rửa tay.

– Do đồ chơi, đồ dùng của bé có dính virus nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Khi bé chơi hay dùng những đồ đó cũng sẽ nhiễm virus gây nên cảm lạnh.

– Bé bị dị ứng thời tiết hoặc người bên cạnh hút thuốc lá cũng khiến bé dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

– Thời tiết trở lạnh và bé ở ngoài trời lâu cũng sẽ nhiễm lạnh. Do lúc này sức đề kháng của trẻ còn yếu nên sẽ chưa thể tự bảo vệ mình khỏi các virus gây bệnh.

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh sẽ đạt đỉnh điểm vào ngày thứ hai hoặc thứ 3 kể từ khi trẻ có triệu chứng đầu tiên. Và sau đó, các triệu chứng này sẽ hết dần trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc của bố mẹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp những triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày và có dấu hiệu trở nặng. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Vì lúc này rất có thể trẻ đã chuyển sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,…

Mẹ nên tăng cữ bú và lượng sữa cho con ăn để bù nước cho con

Cảm lạnh ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần cho trẻ đến gặp bác sĩ?

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Thực tế hầu hết các trường hợp cảm lạnh ở trẻ đều không nguy hiểm. Nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏi dần trong vòng 7 – 10 ngày. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sức đề kháng của trẻ quá yếu khiến tình trạng cảm lạnh kéo dài lâu và biến chứng nguy hiểm. Đối với cảm lạnh ở trẻ 1 tháng và trẻ dưới 3 tháng, hãy cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, đặc biệt là khi nhiệt độ trực tràng của trẻ từ 38 độ C trở lên.

Đối với trẻ từ 3 tháng trở lên, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ có các triệu chứng sau đây:

– Trẻ từ 3-6 tháng có nhiệt độ trực tràng của trẻ từ 38.5 độ C trở lên.

– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhiệt độ trực tràng trên 39.5 độ C.

– Các triệu chứng cảm lạnh ngày càng trở nên nặng hơn hoặc các triệu chứng không cải thiện sau một tuần.

– Trẻ ho dữ dội

– Tiêu chảy, nôn mửa

– Quấy khóc, chán ăn

– Trẻ có triệu chứng viêm kết mạc: Mắt đổ gèn, mắt đỏ,…

-Triệu chứng viêm tai giữa: Trẻ thường sờ tai, gãi tai, tai có dịch chảy ra…

– Trẻ có dấu hiệu mất nước: Tiểu ít, tã trẻ sau 6 tiếng vẫn còn khô

>>>Đặt lịch khám Nhi tại DoLife ngay<<<

Khi nào cần cho trẻ bị cảm lạnh đi cấp cứu?

Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm:

– Da trẻ tái nhanh, thiêu sức sống

– Trẻ thở nhanh hơn 60 nhịp/phút, lỗ mũi trẻ phập phồng khi thở

– Trẻ thở rít, ho nhiều hoặc thở khò khè

– Thóp trũng (thóp là điểm mềm trên đầu của trẻ)

– Trẻ không thức dậy, không tiếp xúc hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Cách điều trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ có các triệu chứng cảm lạnh nhẹ thì bố mẹ có thể điều trị tại nhà cho con bằng một số biện pháp sau:

– Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ tăng cữ sữa và lượng sữa cho con bú để hạn chế tình trạng mất nước. Trẻ trên 6 tháng tuổi, bên cạnh sữa, mẹ cho con uống thêm một chút nước

– Hút sạch nước mũi bằng ống hút mềm và chuyên dụng. Sau đó nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm. Mẹ lưu ý không nên tùy tiện rửa mũi cho con vì có thể đầy dịch tràn lên tai và gây viêm tai.

– Sử dụng máy làm ẩm không khí để nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên lựa chọn máy làm ẩm mát hay máy làm ẩm nóng. Các máy làm ấm nóng cần được bảo quản đúng theo hướng dẫn vì có nguy cơ bỏng cho trẻ.

– Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ bằng gối mỏng để trẻ dễ thở hơn.

– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc. Mọi chỉ định dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹ cần hút mũi và vệ sinh mũi để thông thoáng đường thở cho con

Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

– Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người. Nếu cho trẻ ra ngoài thì cần đeo khẩu trang, đeo kính.

– Tuyệt đối không được thơm vào mặt, vào tay trẻ. Những người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

– Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài.

– Vệ sinh đồ chơi, những đồ vật trẻ tiếp xúc bằng nước sát khuẩn.

– Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Đa phần các trường hợp trẻ sẽ tự hồi phục dần theo thời gian. Điều tốt nhất mà bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể làm là khiến cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, để cho bệnh nhanh chóng hồi phục. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Nếu con đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bố mẹ có thể liên hệ đến BVQT DoLife để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao nữ giới hay bị đau lưng dưới? Lưu ngay cách khắc phục

Tại sao nữ giới hay bị đau lưng dưới? Lưu ngay cách khắc phục

Đau thắt lưng kéo dài, đau nhói thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc tình trạng thoái hóa xương khớp… Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới! Nữ giới – đối tượng thường xuyên bị đau lưng dưới Thống kê cho thấy, tỷ lệ đau nhức […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Cúm A là là một loại cúm mùa có tốc đô lây lan nhanh, dễ bùng phát thành đại dịch. Tùy vào thể trạng của người bệnh, các triệu chứng của cúm A có thể xảy ra nặng hoặc nhẹ. Đối với những trường hợp nặng có bệnh nền, trên 65 tuổi hoặc đang có […]

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan gây đau tai có nguy hiểm không?

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, tắc nghẽn đường thở, thấp tim… Trong đó, đau tai có thể là một trong những biểu hiện của biến chứng do viêm amidan gây ra. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Tại sao viêm amidan […]