Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục? Đây là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con mắc bệnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé giảm đau, tăng cường đề kháng và rút ngắn thời gian hồi phục. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để dễ nuốt, bổ sung dinh dưỡng và kiêng gì để tránh kích ứng, khiến bệnh nặng hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để chăm sóc bé đúng cách!
Tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu do virus nhóm Enterovirus, phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng
– Phát ban dạng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, đôi khi xuất hiện ở mông và đầu gối.
– Loét miệng gây đau rát, khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc.
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể kèm theo mệt mỏi, chán ăn.
– Chảy nước dãi nhiều do vết loét trong miệng.
– Tiêu chảy nhẹ trong một số trường hợp.
Bệnh chân tay miệng lây qua đường nào?
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt, phân của người bệnh hoặc qua các bề mặt, đồ vật bị nhiễm virus.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Bệnh chân tay miệng thường tự khỏi sau 7–10 ngày, nhưng trong một số trường hợp, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:
Biến chứng thần kinh
– Viêm màng não virus: Trẻ có thể sốt cao, đau đầu, nôn nhiều, cứng gáy.
– Viêm não, viêm thân não: Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây rối loạn ý thức, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Yếu liệt chi (viêm tủy sống): Biến chứng hiếm gặp nhưng có thể khiến trẻ đi lại khó khăn, liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Biến chứng tim mạch và hô hấp
– Viêm cơ tim: Gây suy tim cấp, rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
– Phù phổi cấp: Biến chứng nguy hiểm, gây suy hô hấp, tím tái, khó thở đột ngột.
Biến chứng nhiễm trùng
– Nếu các mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng, trẻ có thể bị bội nhiễm da, lở loét, viêm mô tế bào.
Dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao liên tục trên 39°C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
– Co giật, giật mình liên tục, run tay chân.
– Mệt lả, quấy khóc nhiều, ngủ li bì, lơ mơ.
– Thở nhanh, thở gấp, tím tái, khó thở.
– Đi loạng choạng, yếu tay chân, liệt chi.
Lưu ý: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng thường xảy ra trong 3–5 ngày đầu của bệnh. Vì vậy, cần theo dõi sát tình trạng của trẻ và đưa đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
Trẻ bị tay chân miệng ăn gì – kiêng gì để nhanh hồi phục?
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bé. Khi bị chân tay miệng, các nốt loét trong miệng có thể gây đau đớn, khiến bé chán ăn.Vì vậy, để trẻ nhanh hồi phục, ba mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống của con.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Thực phẩm mềm, dễ nuốt
– Cháo loãng, súp, bột dinh dưỡng để giúp bé dễ ăn, tránh gây đau loét miệng.
– Khoai tây, khoai lang nghiền giúp bổ sung năng lượng.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin
– Sữa, sữa chua giúp tăng đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa.
– Nước ép trái cây giàu vitamin C (như nước cam, nước lê, nước dưa hấu) giúp tăng cường hệ miễn dịch.
– Rau xanh, củ quả mềm (bí đỏ, cà rốt, rau mồng tơi) cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Bổ sung nhiều nước
– Nước lọc, nước dừa giúp bù nước và điện giải, giảm nguy cơ mất nước do sốt.
– Oresol giúp bù nước, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ.
Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?

Thực phẩm cứng, thô ráp
– Bánh quy cứng, hạt khô, đồ chiên giòn có thể làm trầy vết loét miệng, gây đau.
Thức ăn cay nóng, chua, mặn
– Gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi có thể kích thích niêm mạc miệng, làm vết loét nghiêm trọng hơn.
– Trái cây chua (xoài xanh, chanh, cóc) có thể gây xót miệng.
Đồ uống có gas, nước ngọt nhiều đường
– Nước ngọt, đồ uống có gas làm suy giảm hệ miễn dịch, không tốt cho quá trình hồi phục.
Thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ nhiều
– Đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên dễ gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
– Chia nhỏ bữa ăn, tránh ép trẻ ăn quá nhiều cùng lúc.
– Cho trẻ uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng và bù nước.
– Giữ vệ sinh tay, miệng và đồ dùng ăn uống sạch sẽ để tránh bội nhiễm.
– Theo dõi dấu hiệu bệnh, nếu trẻ sốt cao, lừ đừ hoặc có triệu chứng nặng, cần đưa đi khám ngay.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh hồi phục, giảm đau rát và tăng cường sức đề kháng. Cha mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, giàu vitamin. Cùng đó, cần hạn chế thực phẩm cay nóng, cứng, nhiều dầu mỡ để tránh kích ứng vết loét. Bên cạnh đó, hãy luôn theo dõi sức khỏe của bé và đưa đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn bị bệnh. Đừng quên chia sẻ bài viết để nhiều phụ huynh khác cùng biết nhé!
Bài viết liên quan

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Những điều mẹ cần biết
Trẻ sinh non 36 tuần thường có sức đề kháng yếu. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Cùng DoLife tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần nhé! Phân nhóm sinh non cơ bản Theo thông tin […]

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân gây đái dầm là gì? Khi nào cha mẹ cần lo lắng? Và đâu là cách điều trị hiệu quả giúp bé kiểm soát tốt hơn? […]