Trật mắt cá chân điều trị thế nào để nhanh khỏi?

17/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Trật mắt cá chân có thể khiến người bệnh gặp rất nhiều đau đớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Vậy trật mắt cá chân điều trị như thế nào để nhanh khỏi và không để lại biến chứng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Trật mắt cá chân là gì?

Trật mắt cá chân chiếm khoảng 40% trên tổng số các ca chấn thương. Trật mắt cá chân là tình trạng tổn thương, giãn hoặc đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối xương ở khớp cổ chân lại với nhau.

Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu và không hoạt động bình thường được. Nếu không được điều trị kịp thời thì trật mắt cá chân rất lâu khỏi và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bong gân mắt cá chân là một chấn thương khá phổ biến

Các cấp độ trật mắt cá chân

Dựa vào tình trạng chấn thương mà bác sĩ chia trật mắt cá chân ra thành các cấp độ sau:

  • Cấp độ 1: Giãn nhẹ dây chằng. Đau và sưng tấy nhẹ xung quanh mắt cá chân. 
  • Cấp độ 2: Rách một phần dây chằng. Đau vừa phải ở vùng mắt cá chân. Nếu di chuyển cổ chân, bác sĩ sẽ thấy sự lỏng lẻo ở khớp mắt cá chân.
  • Cấp độ 3: Đứt hoàn toàn dây chằng, đau đớn ở mắt cá chân. Khi bác sĩ kéo hoặc đẩy mắt cá chân, phần khớp này biểu hiện sự lỏng lẻo rõ rệt.  

Phương pháp chẩn đoán trật mắt cá chân

Bác sĩ có thể chẩn đoán trật mắt cá chân thông qua khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các phương pháp dưới đây để có kết quả chính xác hơn:

  • Chụp X-quang: Giúp cung cấp hình ảnh để bác sĩ đánh giá tình trạng xương được tốt hơn;
  • Chụp cộng hưởng từ: Nếu bác sĩ nghi ngờ nứt xương, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hoặc tổn thương bề mặt khớp mắt cá sẽ chỉ định chụp MRI;
  • Chụp CT: Sự kết hợp những hình ảnh X-quang từ nhiều góc độ khác nhau bằng máy tính để tạo ra những hình ảnh mặt cắt. Từ đó cho thấy chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp.

Các phương pháp điều trị trật mắt cá chân

Điều trị trật mắt cá chân tại nhà bằng nguyên tắc RICE

Nếu bạn bị trật mắt cá chân nhẹ thì không cần quá lo lắng. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà theo nguyên tắc RICE.

Câu thần chú cho sơ cứu trật mắt cá chân là: R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation.

R – Rest (nghỉ ngơi): 

  • Hãy cho cổ chân của bạn được nghỉ ngơi. 
  • Hạn chế vận động hoặc có thể đi lại với nạng trong tối thiểu 48 – 72 giờ. 
  • Sau khi đã đỡ hơn, bạn nên vận động cổ chân nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp.

I – Ice (chườm đá): 

  • Chườm đá ngay lập tức từ 20-30 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày để làm giảm bớt sưng. 
  • Lưu ý nên sử dụng túi chườm hoặc bọc đá lạnh qua lớp khăn. 
  • Không áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương để giảm đau. 
  • Trong vài ngày đầu không nên chườm nóng hoặc xoa bóp với dầu gió/ rượu.
Chườm lạnh giúp giảm sưng khi bị bong gân mắt cá chân

C – Compression (Quấn băng): 

  • Dùng gạc mềm quấn quanh cổ chân với lực vừa phải giúp cố định dây chằng và khớp, hỗ trợ mau lành chấn thương. 

E – Elevation (Nâng cao chân): 

  • Đưa cao mắt cá chân hơn mức tim nhiều nhất có thể trong 48 giờ đầu trật mắt cá chân. Điều này giúp ngăn ngừa sưng tại khớp cổ chân. 
  • Trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn có thể uống thuốc giảm đau khi cần (paracetamol hoặc ibuprofen).

Điều trị trật mắt cá chân không phẫu thuật

Các trường hợp trật mắt cá chân nhẹ có thể điều trị không phẫu thuật bằng cách:

  • Sử dụng nạng và nẹp mắt cá chân: Hỗ trợ người bệnh di chuyển, đi lại trong quá trình chữa trật mắt cá chân.
  • Bất động: Phương pháp này giúp giữ mắt cá chân được ổn định trong suốt quá trình chữa trị. Từ đó tránh nguy cơ biến chứng dẫn đến thương tích thứ phát.
  • Vật lý trị liệu: Tăng cường hoạt động và khôi phục chức năng cho mắt cá chân. Đây là phương pháp được bác sĩ khuyến khích khi tình trạng trật mắt cá chân cải thiện đáng kể, không còn sưng đau. Người bệnh nên tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Điều trị trật mắt cá chân bằng phẫu thuật

Trong một số trường hợp trật mắt cá chân nặng thì cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

  • Người trật mắt cá chân không có hiệu quả tốt sau quá trình điều trị không phẫu thuật
  • Trật mắt cá chân để lại nhiều mảnh xương vụn quanh khớp, xương và sụn lỏng lẻo, bong gân, rách dây chằng, rách gân chân hoặc gân mắt cá chân,…

Biện pháp phòng ngừa trật mắt cá chân

Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để hạn chế bị trật mắt cá chân

Trật mắt cá chân là tổn thương dây chằng phổ biến nhất. Để giảm tái phát vào những lần sau, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn: 

  • Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hay tham gia các hoạt động thể chất. 
  • Chú ý khi đi bộ, chạy hay làm việc trên những nơi không bằng phẳng. 
  • Mang giày vừa chân nhằm đảm bảo chân được nâng đỡ tốt nhất. 
  • Thực hiện các bài tập kéo căng hay tăng sức mạnh dẻo dai cho cổ chân và mắt cá thường xuyên. 
  • Ngừng các hoạt động làm bạn cảm thấy đau ở cổ chân, bàn chân hay mắt cá chân. 
  • Phụ nữ nên hạn chế tối đa việc đi giày cao gót

Trên đây là những thông tin về tình trạng trật mắt cá chân. Lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin trong bài không thay thế chỉ định điều trị và dùng thuốc của bác sĩ. Để liên hệ với bác sĩ để có kế hoạch điều trị cụ thể. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân gây đái dầm là gì? Khi nào cha mẹ cần lo lắng? Và đâu là cách điều trị hiệu quả giúp bé kiểm soát tốt hơn? […]

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Vậy đột quỵ ở trẻ em triệu chứng thế nào? Nguyên nhân ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đột quỵ ở trẻ khác gì đột quỵ ở người lớn Đột quỵ là […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?

Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]