Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hàng đầu trên thế giới, ảnh hưởng tới khoảng 25 dân số (năm 2017). Trầm cảm ở nam giới cũng là một tình trạng không hiếm gặp, tác động trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.
Đừng chủ quan với trầm cảm ở nam giới
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 20 người sẽ có 1 người từng có giai đoạn trầm cảm. Trung bình mỗi năm sống người chết vì trầm cảm lên tới 850.000 người.
Dù số lượng nữ giới mắc trầm cảm gấp đôi nam giới nhưng số lượng trầm cảm ở nam giới cũng là không hề nhỏ. Theo ước tính của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, khoảng 9% nam giới xuất hiện cảm giác lo âu, trầm cảm mỗi ngày và có khoảng 30.6% từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc đời họ.
Số lượng nam giới tự tử do trầm cảm cao gấp 4 lần ở nữ giới. Nhiều giải thích cho rằng do nam giới ít được chẩn đoán trầm cảm hơn dẫn đến việc không được điều trị, để lại hệ quả đáng tiếc.
Bởi vậy, việc nhận thức được chứng trầm cảm là vô cùng quan trọng, là bước đầu tiên để người bệnh có thể phục hồi và chữa lành.
Dấu hiệu trầm cảm ở nam giới
Trầm cảm ở nam giới thường biểu hiện qua những dấu hiệu như:
– Mệt mỏi, hoạt động chậm chạp.
– Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều (~12 giờ/ngày) hoặc quá ít (~2 giờ/ngày).
– Khó chịu, khó tập trung, suy giảm khả năng xử lý thông tin.
– Tâm trạng thất thường, dễ tức giận, hung hăng.
– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng.
– Có xu hướng lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để che giấu cảm xúc.
– Rối loạn sinh dục: giảm ham muốn, rối loạn cương dương.
– Suy giảm hoặc mất khả năng đưa ra lựa chọn, quyết định do não bộ gặp vấn đề trong xử lý thông tin.
– Gặp các vấn đề sức khỏe: đau lưng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đau đầu…
– Thường xuyên xuất hiện các suy nghĩ tự tử.
– Chán ăn hoặc thèm ăn.
– Cân nặng thay đổi bất thường.
– Không còn niềm vui trong cuộc sống, xuất hiện cảm giác trống rỗng.
– Tránh tiếp xúc xã hội.
– Có thể xuất hiện hành động tự hủy hoại bản thân.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân có thể gây trầm cảm ở nam giới, trong đó phổ biến là:
– Căng thẳng kéo dài dẫn đến tăng mức cortisol làm cạn kiệt và phá vỡ hệ thống dopamin trong cơ thể, gây mất động lực. Cortisol tăng cao quá mức gây ảnh hưởng tới vùng đồi thị ở não (có chức năng điều hòa ý thức, sự cảnh giác và giấc ngủ) và hạnh nhân khiến người bệnh nhạy cảm hơn trước các kích thích cảm xúc tiêu cực.
– Hoocmon testosterone thấp làm suy giảm sản xuất dopamine khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn chán, mệt mỏi.
– Não mất cân bằng chất hóa học (chất dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh dopamine và serotonin). Lượng dopamine trong não thấp, người bệnh không còn động lực trong cuộc sống. Lượng serotonin thấp khiến người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn ăn uống, tâm trạng, ham muốn tình dục.
– Yếu tố ngoại cảnh: kỳ vọng từ gia đình, xã hội… hoặc các nỗi đau tinh thần trong cuộc sống.
– Tác dụng phụ từ các loại thuốc như: thuốc chống co giật, thuốc chẹn beta, thuốc benzodiazepin, corticosteroid…
– Ảnh hưởng từ thói quen xấu: uống rượu bia, hút thuốc lá…
– …
Trầm cảm ở nam giới thường ít được chẩn đoán
Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp đôi so với nam giới. Ước tính, tại Hoa Kỳ, khoảng ⅔ người mắc chứng trầm cảm không được chẩn đoán. Nhiều nam giới mắc chứng trầm cảm cũng có thể bị chẩn đoán nhầm do người bệnh chỉ nói về những thay đổi về thể chất chứ không/ ít đề cảm đến những thay đổi về cảm xúc.
Việc không dễ dàng chia sẻ/ thừa nhận các vấn đề tâm lý của bản thân khiến việc chẩn đoán trầm cảm ở nam giới vẫn còn hạn chế. Nhiều trường hợp trầm cảm không được phát hiện và điều trị phù hợp dẫn đến những hệ quả nguy hiểm.
Cách điều trị trầm cảm ở nam giới
Để đẩy lùi trầm cảm, đầu tiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó, cần áp dụng đồng thời các biện pháp:
– Tập thể dục, duy trì hoạt động thể chất đều đặn
Tập thể dục thường xuyên chính là “liều thuốc tự nhiên” giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Việc tập luyện giúp cơ thể tiết ra dopamine, cải thiện tâm trạng giúp tâm trạng tích cực hơn.
Nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút/ngày.
– Chế độ ăn khoa học, lành mạnh
Để có trạng thái tinh thần khỏe mạnh, nam giới bị trầm cảm cần lưu ý:
+ Giảm đường và carbs tinh chế trong chế độ ăn để tránh cơ thể bị suy giảm năng lượng và kéo tụt tâm trạng.
+ Tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3 (các loại cá, quả óc chó, rong biển, hạt lanh…)
+ Bổ sung thêm vitamin B (trái cây có múi, trứng, thịt gà, rau xanh…)
+ Dùng thực phẩm để cải thiện tâm trạng: Magie có trong chuối giúp giảm lo âu; Vitamin B6 trong các loại trái cây giúp tăng sự tỉnh táo; Tryptophan có trong chocolate đen, gạo lứt, trứng gà… giúp cải thiện tâm trạng…
– Có lối sống tích cực
Lối sống tích cực chính là một trong những chìa khóa giúp ngăn chặn trầm cảm hiệu quả. Trong đó cần lưu ý:
+ Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
+ Kiểm soát lo âu, căng thẳng.
+ Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tăng serotonin tự nhiên từ đó cải thiện tâm trạng.
+ …
– KIểm soát các yếu tố nguy cơ
Nhiều trường hợp, trầm cảm ở nam giới liên quan đến các yếu tố như tâm lý, sinh học, xã hội, lối sống, các mối quan hệ… Hãy hạn chế tối đa các yếu tố có khả năng gây nguy cơ như:
+ Tiền sử lạm dụng chất kích thích
+ Chấn thương thể chất, tâm lý
+ Cô đơn, ít có được sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh
+ Căng thẳng, áp lực
Trầm cảm thường tạo nên xu hướng sống khép mình ở người bệnh. Ngay khi phát hiện dấu hiệu của trầm cảm, nam giới cần được đưa đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chung về trầm cảm ở nam giới. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không?
Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự, cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết nhé! Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sinh non Trẻ sinh non là trẻ […]
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]
Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]