Tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt là một trong những cách tránh thai phổ biến được nhiều chị em áp dụng. Vậy phương pháp này được áp dụng thế nào, có hiệu quả hay không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Cần hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt
Về khái niệm “chu kỳ kinh nguyệt”
Muốn tránh thai bằng phương pháp tính ngày an toàn, nữ giới cần hiểu đúng về chu kỳ kinh nguyệt. Đây là thuật ngữ mô tả chuỗi thay đổi hàng tháng mà cơ thể bất cứ chị em nào cũng phải trải qua. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt trước đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ ở mỗi chị em có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản đều trải qua quá trình tương tự.

Khái quát về các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Theo chuyên gia, sự tăng giảm của hormone ở trong cơ thể sẽ kích hoạt các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung, chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ cần trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt: Giai đoạn tăng sinh
Đây là giai đoạn diễn ra song song với giai đoạn hành kinh, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra.
Đến khoảng ngày thứ 10 đến ngày 14, một trong những nang trứng phát triển thành hành toàn (hay còn gọi noãn). Khi hormone trong cơ thể tiết ra đủ nồng độ sẽ gây kích thích tuyến yên tạo ra hormone khác tên là LH (Luteinizing Hormone) làm nang trứng phóng noãn. Đây còn được gọi là quá trình rụng trứng.
Giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt: Giai đoạn chế tiết
Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi được giải phóng khỏi buồng trứng, trứng sẽ bắt đầu được di chuyển đến ống dẫn trứng đợi tinh trùng. Nếu lúc này, sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ.
Ngược lại, nếu như quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ bị bong tróc hình thành kinh nguyệt. Lúc này, chị em có thể gặp phải một số triệu chứng tiền kinh nguyệt như khó ngủ, mất ngủ, thay đổi tâm lý…
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt: Giai đoạn hành kinh
Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không có sự thụ tinh, hiểu một cách đơn giản hơn là do quá trình mang thai không diễn ra. Khi lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra cơ thể qua âm đạo gọi là kinh nguyệt.
Theo chuyên gia, thông thường giai đoạn hành kinh sẽ kéo dài khoảng từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, quá trình này có thể kéo dài lên đến khoảng 1 tuần.
Tìm hiểu phương pháp tính ngày tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Hướng dẫn cách tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28 đến 32 ngày. Thời điểm rụng trứng thường rơi vào khoảng giữa tháng (ngày thứ 14,15 của chu kỳ). Đối với quá trình thụ thai, chu kỳ này sẽ được chia thành 3 thời điểm: An toàn tương đối, an toàn tuyệt đối và mốc nguy hiểm, cụ thể như sau:
Thời điểm tránh thai được đánh giá là tương đối an toàn
Đây là khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9 của kỳ kinh nguyệt. Nếu như bạn quan hệ trong thời gian này thì khả năng có thai là vô cùng thấp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Thời điểm tránh thai được đánh giá là an toàn tuyệt đối
Đây là khoảng thời gian tính từ ngày thứ 20 đến ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Lúc này, trứng đã rụng nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng thụ thai. Do đó, đây được đánh giá là thời điểm an toàn nhất để bạn quan hệ.
Thời điểm tránh thai được đánh giá là nguy hiểm (dễ mang thai)
Khoảng thời gian tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày trước và sau đó được đánh giá là khoảng thời gian dễ mang thai.
Những người có chu kỳ kinh nguyệt thì ngày rụng trứng sẽ là giữa tháng và từ ngày 10 đến 20 được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất để thụ thai. Do đó, khi quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này, khả năng mang thai có thể lên tới 90%.
Tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt có thật sự là phương pháp hiệu quả?
Đối với đa phần nữ giới, cách tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt thường được áp dụng bởi đây là phương pháp tương đối an toàn và không cần tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nếu so với những phương pháp tránh thai khác thì biện pháp này chưa thật sự ưu việt. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài mong muốn do những nguyên nhân như:
Như đã đề cập ở trên, kỳ kinh nguyệt ở mỗi người có thể dao động từ vài ngày đến 1 tuần, thậm chí có trường hợp kéo dài lâu hơn. Vì vậy, sẽ rất khó để xác định chính xác rụng trứng nếu như kỳ kinh nguyệt không đều.
Có trường hợp vòng kinh không phóng noãn, rụng noãn, có nhiều noãn rụng trong một chu kỳ thì xác suất tính đúng ngày rụng trứng cũng sẽ không cao.
Lưu ý quan trọng dành cho bạn khi lựa chọn biện pháp tránh thai
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tránh thai chị em có thể áp dụng, có thể là những phương pháp tránh thai tự nhiên hoặc phương pháp tránh thai nội tiết.
Quyết định lựa chọn phương pháp nào là quyết định cá nhân của mỗi người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe an toàn tuyệt đối, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng chị em nên ghi nhớ khi áp dụng các biện pháp tránh thai:
– Tình trạng sức khỏe của của người phụ nữ
– Tần suất quan hệ tình dục trên tuần
– Mong muốn có con của người phụ nữ trong tương lai gần
– Tính an toàn và hiệu quả của phương pháp tránh thai được sử dụng

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu về cách tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như cần tư vấn về phương pháp thụ thai hiệu quả, chị em phụ nữ có thể liên hệ đến HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để có thể được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Bài viết liên quan

Cách thụ thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Thụ thai là quá trình phức tạp sẽ được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được tinh trùng và trở về tử cung nhằm hình thành phôi thai. Như vậy, chị em hoàn toàn có thể tính toán thời gian mang thai dựa vào thời gian hành kinh. Vậy thụ thai dựa trên […]

Chăm sóc sản phụ thai lưu như thế nào?
Sau khi trải qua biến cố thai lưu, cơ thể của người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu như muốn mang thai lại, sản phụ bị lưu thai cần được thăm khám và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Vậy chăm sóc sản phụ thai lưu cần […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Những điều cần biết về thai chết lưu
Cùng với hiện tượng sảy thai, thai chết lưu (hay còn gọi thai lưu) luôn là “cơn ác mộng” của mọi phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé. Khái quát những […]