Xét nghiệm sức khỏe trước khi bước vào hôn nhân mang nhiều ý nghĩa quan trọng với các cặp đôi, nhằm chuẩn bị bước vào cuộc nhân khỏe mạnh, hạnh phúc. Vậy để sàng lọc trước hôn nhân cần thực hiện những loại xét nghiệm nào?
Ý nghĩa của việc xét nghiệm sức khỏe tiền hôn nhân
Khám sức khỏe tiền hôn nhân thường được các cặp đôi thực hiện trước khi đăng ký kết hôn. Ngoài ra, một số đối tượng khác đang trong độ tuổi sinh sản cũng có thể lựa chọn gói khám này, ví dụ như những người lớn hơn 30 tuổi nhưng chưa từng kết hôn. Đây sẽ là phương pháp hiệu quả giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sức khỏe của bản thân cũng như có sự chuẩn bị tốt cho tương lai.
Hiện nay, việc khám sức khỏe sàng lọc trước hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến. Khách hàng có thể lựa chọn các cơ sở y tế công lập hay tư nhân để thực hiện khám sức khỏe tổng quát. Quy trình khám ở mỗi địa điểm nhìn chung đều có sự khác biệt, tuy nhiên về cơ bản sẽ bao gồm một số bước dưới đây:
– Khám lâm sàng tổng quát
– Kiểm tra thể lực
– Thực hiện các loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận chính xác để giúp bạn và bạn đời hiểu rõ về tình trạng sức khỏe tổng quát.

Quy trình khám sàng lọc trước hôn nhân
Chi tiết về các bước khám tiền hôn nhân bao gồm:
– Thăm khám tổng quát
– Khai thác một số thông tin về tiền sử bệnh cá nhân cũng tiền sử bệnh gia đình
– Kiểm tra các yếu tố như cân nặng, chiều cao, nhịp tim và huyết áp
– Thực hiện siêu âm tổng quát nhằm mục đích kiểm tra chức năng gan, thận, tụy, mật, bàng quang… đồng thời thực hiện chụp X-quang tim và phổi
Ngoài những danh mục thăm khám trên, giữa 2 đối tượng nam giới và nữ giới đều sẽ có những danh mục khám riêng. Ví dụ với nữ giới cần khám phụ khoa để kiểm tra hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, như là siêu âm vú, siêu âm tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo, tế bào ung thư tử cung… Với nam giới, cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như là xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo và nội tiết tố sinh dục.

Một số xét nghiệm phổ biến
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu bao gồm các xét nghiệm cơ bản đó là xét nghiệm huyết học hoặc xét nghiệm sinh hóa máu:
Xét nghiệm huyết học
– Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm huyết học và là xét nghiệm cơ bản khi khám sức khỏe cũng như khi điều trị bệnh. Xét nghiệm cung cấp các thông tin cần thiết như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần khác trong máu. Thông qua đó, bác sĩ cũng có thể đánh giá xem khách hàng có bị thiếu máu hoặc những dấu hiệu bất thường như bị nhiễm trùng hay không.
– Xét nghiệm nhóm máu, với xét nghiệm này chỉ cần thực hiện 1 lần
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp bác sĩ cung cấp nhiều chỉ số đánh giá chức năng quan trọng như: Xét nghiệm chức năng gan, thận; Xét nghiệm đường máu và HbA1c, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm Acid Uric trong máu nhằm đánh giá khả năng mắc bệnh Gút.
Xét nghiệm mẫu nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là loại xét nghiệm cơ bản được thực hiện khi khám sức khỏe. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể đánh giá hoạt động của các cơ quan như thận, gan, tụy hoặc là các cơ quan bài tiết trong cơ thể.
Những loại xét nghiệm khác
Ngoài các xét nghiệm kể trên, ở 1 số gói khám sức khỏe mở rộng, khách hàng có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như:
– Một số loại xét nghiệm tầm soát ung thư như là: Xét nghiệm ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư cổ tử cung ở nữ
– Xét nghiệm nội tiết tố, bao gồm: Testosterone ở nam, FSH và LH ở nữ.
– Xét nghiệm vi sinh, virus viêm gan B, viêm gan C, virus HIV
– Xét nghiệm kiểm tra chức năng của tuyến giáp
Một số lưu ý quan trọng trước khi xét nghiệm sức khỏe
Để có kết quả khám chính xác nhất đồng thời để quá trình thăm khám không mất quá nhiều thời gian, các cặp đôi nên lưu ý đến một số vấn đề như:
– Cung cấp đầy đủ các thông tin theo bác sĩ yêu cầu, như thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh bản thân. Lưu ý bạn cần khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe hiện tại, tránh những ảnh hưởng không đáng có trong quá trình khám.
– Nhịn ăn khoảng từ 6 đến 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
– Uống nhiều nước, nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng để hình ảnh siêu âm được rõ nét nhất.
– Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, không hút thuốc lá, uống cà phê hay sử dụng các loại rượu bia trước khi tiến hành xét nghiệm.
– Nên lựa chọn những loại trang phục đơn giản, thoải mái để thuận tiện cho quá trình thăm khám, không nên đeo quá nhiều phụ kiện kim loại khi đi khám.
– Trước 3 ngày khi đi khám không quan hệ tình dục.
– Đối với nữ giới, chú ý không khám vào ngày “đèn đỏ” hoặc là khi đang đặt thuốc âm đạo
– Đối với nam giới, chú ý kiêng không xuất tinh khoảng từ 2 đến 7 ngày nhằm có kết quả tinh dịch đồ chính xác nhất.
Nhìn chung, hôn nhân là câu chuyện tình yêu giữa 2 cá nhân, tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng tình yêu. Tuy nhiên, để hôn nhân bền vững và phát triển lâu dài thì còn một yếu tố quan trọng khác đó là sức khỏe của cả hai vợ chồng. Khi còn trẻ, người ta có xu hướng không quá coi trọng sức khỏe, bởi chủ quan khi chưa có dấu hiệu mắc bệnh. Chỉ khi thực sự gặp vấn đề, lúc này chúng ta mới bắt đầu quan tâm đến việc đi khám và điều trị bệnh.
Thế nhưng khi đến với hôn nhân, việc điều trị quá muộn sẽ dẫn tới hệ lụy cho những thế hệ sau, có thể kể đến một số nhóm bệnh di truyền không thể điều trị. Do đó, đối với những người bước vào hôn nhân, bạn cần thực hiện khám và xét nghiệm sức khỏe tổng quát để chuẩn bị hành trang sức khỏe vững chắc.

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiền hôn nhân khiến khách hàng có nhiều lựa chọn đa dạng. Tuy nhiên bạn lưu ý cần lựa chọn địa chỉ uy tín để có kết quả nhanh chóng, chính xác cùng với sự tư vấn phù hợp. Hiện nay, Bệnh viện Quốc tế Dolife là địa chỉ uy tín được các cặp đôi lựa chọn, tin tưởng thực hiện các gói khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền mang thai chất lượng và hiệu quả.
Để đặt lịch khám cũng như được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife.
Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch với cao điểm thường diễn ra vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10 hàng năm. Về cơ bản, tay chân […]

Tất cả những điều cần biết về thai lưu 7 tuần
6 tuần là thời điểm em bé bắt đầu có tim thai, khi thai nhi 7 tuần tuổi tim thai sẽ khoảng 150 nhịp/phút. Vậy tình trạng thai lưu 7 tuần tuổi có những dấu hiệu gì? Cần lưu ý những điều gì? Hãy xem bài viết dưới đây. Sự phát triển của thai nhi […]

Cách điều trị viêm đường tiết niệu nam giới hiệu quả
Viêm đường tiết niệu nam giới có thể nói là một trong những vấn đề sức khỏe thầm kín, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của các đấng mày râu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bài viết […]

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]