Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy những bà bầu nào có nguy cơ cao bị thuyên tắc ối? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thuyên tắc ối là bệnh gì?
Thuyên tắc ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tơ, lông tóc hoặc các mảnh vụn khác thâm nhập vào mạch máu của người mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám vào. Hiện tượng này sẽ dẫn tới một số phản ứng sốc phản vệ trên cơ thể người mẹ, khiến suy tim phổi cấp và xuất huyết trầm trọng.
Tai biến này có thể xảy ra trong toàn bộ thai kỳ, có thể trong lúc chuyển dạ, sau khi mổ lấy thai, sảy thai, chấn thương bụng, chọc nước ối hoặc sau sinh. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể cứu sống cả mẹ và con.
Bà bầu nào có nguy cơ cao bị tắc mạch ối?
Thuyên tắc ối thường xảy ra đột ngột và hiếm gặp, tuy nhiên, một số yếu tố sau được xem là nguy cơ khiến sản phụ bị tắc mạch ối:
Dưới đây là các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc thuyên tắc ối:
– Nhóm cao tuổi: Nếu mang bầu ở độ tuổi trên 35 có nguy cơ cao hơn so với nhóm trẻ hơn.
– Bất thường nhau thai, đa nhau thai hoặc sinh con nhiều lần.
– Nhóm có tiền sử mắc chứng tiền sản giật
– Nhóm đã từng lấy thai, hoặc đẻ đường dưới có sự can thiệp của thủ thuật Forceps, giác kéo, chọc hút nước ối. Vì phương pháp này có thể phá vỡ hàng rào vật lý giữa thai phụ và thai nhi.
Ngoài ra, còn có vài nhóm khác có khả năng mắc như:
– Thai chết lưu hay thai suy
– Rách cổ tử cung cao, rách đoạn dưới cổ tử cung
– Thai to
– Chọc dò ối
– Ối vỡ
Tuy nhiên, bị tắc mạch ối cũng có thể xảy ra ở những sản phụ có thai kỳ hoàn toàn bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch, sinh thường hoặc sinh mổ.
Thuyên tắc ối có nguy hiểm không?
Thuyên tắc ối có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ không thể tiên lượng trước. Tùy vào từng tình trạng của người mẹ mà sẽ có những biến chứng khác nhau.
Tắc mạch ối nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ tăng những nguy cơ bệnh tật, dị dạng cho thai nhi, làm trẻ bị trì trệ, kém phát triển ở tương lai. Hơn thế nữa, nếu tình trạng tai biến nguy kịch và không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, thuyên tắc ối là một trong những tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tim mạch, phổi, đường hô hấp. Thai phụ có thể gặp tình trạng tím tái đột ngột, rối loạn máu đông,… đặc biệt nguy hiểm với thai phụ mắc đái tháo đường.
Khi thai phụ bị thuyên tắc ối nhưng không được phát hiện, điều trị kịp thời, nhanh chóng có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc như:
– Suy hô hấp và tuần hoàn cấp:
Do nước ối xâm nhập vào máu, gây ra phản ứng viêm mạnh mẽ. Từ đó dẫn đến suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính. Biểu hiện: khó thở đột ngột, tím tái, tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
– Rối loạn đông máu:
Gây chảy máu ồ ạt, không cầm được, dẫn đến thiếu máu não, suy đa cơ quan và tử vong.
– Suy gan, suy thận:
Do thiếu máu và rối loạn chuyển hóa, thai phụ có thể bị suy gan, suy thận.
– Tổn thương não: Do não không được cung cấp đủ oxy.
– Nguy cơ tử vong cao
Phương pháp chẩn đoán và điều trị tắc mạch ối
Chẩn đoán
Lâm sàng: Thường xuất hiện đột ngột, có thể trong lúc chuyển dạ khi sinh, hoặc sau sinh, hiếm khi xảy ra sau 48 giờ sau khi sinh. Đầu tiên là các dấu hiệu suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút. Sau đó là tụt huyết áp, phù phổi, choáng. Đặc biệt là có các biểu hiện về thần kinh như mất ý thức, co giật.
Có các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh lý thuyên tắc ối như sau:
– Tụt huyết áp hay sốc tim
– Thai phụ bị thiếu oxy cấp tính và suy hô hấp
– Thai phụ lâm vào tình trạng hôn mê hoặc co giật
– Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
Điều trị
Bệnh thuyên tắc ối có các phương pháp điều trị phổ biến sau:
– Đặt catheter:
Bác sĩ dùng ống catheter đặt vào một trong các động mạch để theo dõi huyết áp cơ thể. Đồng thời, bác sĩ đặt ống catheter vào tĩnh mạch ở ngực (thông tĩnh mạch trung tâm) để truyền dịch, thuốc hoặc máu.
– Cung cấp oxi: đặt ống thở vào khí quản để hỗ trợ quá trình thở của sản phụ.
Sử dụng thuốc:
Sử dụng các loại thuốc để cải thiện và bổ trợ chức năng tim. Bên cạnh đó có những loại thuốc có thể được sử dụng để giảm áp lực chất lỏng vào tim, phổi.
– Truyền máu:
Nếu sản phụ mất máu quá nhiều cần được hỗ trợ truyền máu và dịch thay thế sớm nhất có thể.
Thuyên tắc ối không thể dự báo trước, nên khi có những dấu hiệu cảnh báo, thai phụ cần được kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Việc hồi sức tích cực và điều trị phù hợp với tình trạng của sản phụ là yếu tố quyết định hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi.
Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]
Những dấu hiệu quai bị thai kỳ mẹ không nên bỏ qua
Quai bị là bệnh lý phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, kể cả phụ nữ có thai cũng có thể bị quai bị thai kỳ. Mắc quai bị khi mang thai đôi khi có thể dẫn đến nhiều […]
Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi
Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]
Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm không?
Canxi hóa bánh nhau thông thường sẽ thể hiện sự trường thành của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bánh nhau trưởng thành sớm hơn tuổi thai. Vậy điều này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Canxi hóa bánh nhau là gì? Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi […]