Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

03/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối gây nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối còn được gọi là việc xơ cứng hoặc thoái hóa khớp. Đây là một tình trạng mà mô sụn trong khớp gối trải qua quá trình suy giảm và tổn thương. Khi tình trạng này xảy ra, xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn. Dẫn đến trạng thái đau, sưng, cứng, giảm khả năng di chuyển. Và đôi khi hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Hình ảnh so sánh giữa khớp gối bình thường và khớp gối bị thoái hóa

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Tình trạng thoái hóa khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, càng dễ bị thoái hóa xương khớp. Quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm theo, không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh về khớp hơn nam giới. Do dây chằng trước của khớp gối ở nữ giới yếu hơn. Và thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn. Từ đó tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.
  • Thừa cân, béo phì: Việc cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối. Khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian. 
  • Chấn thương: Những rủi ro có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ lệch trục khớp, thoái hóa từ từ.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa khớp gối. Nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Vận động quá sức: Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện quá sức ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh.
  • Ít vận động: Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, xương khớp thiếu linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch. Từ đó tăng nguy cơ thoái hóa khớp nhanh chóng.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
  • Hệ miễn dịch kém: Sụn khớp vốn được nuôi dưỡng bởi bởi dịch khớp. Vì thế, khi hệ miễn dịch kém đi, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi. Bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
  • Biến dạng xương: Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Khi chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Gây thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, việc uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Bệnh lý khác: Người mắc nhiều bệnh lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như:

+ Béo phì,

+ Gút,

+ Tiểu đường,

+ Viêm khớp dạng thấp,

+ Hội chứng rối loạn chuyển hóa,

+ Bàn chân bẹt,…

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Sự tiến triển của thoái hóa khớp gối

Tình trạng đau và viêm sẽ xảy ra khi khớp gối bị viêm. Tùy theo tình trạng thoái hóa mà con đau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian, đôi khi có thể khởi phát đột ngột. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác:

  • Khớp có thể bị cứng và sưng lên. Gây khó khăn cho việc gập và duỗi đầu gối.
  • Đau và sưng có thể tồi tệ hơn vào buổi sáng. Hoặc sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi.
  • Hoạt động mạnh có thể khiến cơn đau bùng phát.
  • Các mảnh sụn và mô khác lỏng lẻo có thể cản trở chuyển động trơn tru của khớp. Đầu gối có thể “khóa” hoặc “dính” trong quá trình vận động. Nó có thể kêu cót két, tiếng lách cách, tiếng lách cách hoặc tạo ra tiếng ồn.
  • Đau có thể gây ra cảm giác yếu hoặc vênh ở đầu gối.
  • Nhiều người bị viêm khớp ghi nhận tình trạng đau khớp tăng lên khi thay đổi thời tiết.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu như xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp hạn chế sự phát triển của bệnh. 

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Một số phương pháp chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối có thể kể đến như:

Kiểm tra thể chất

  • Khớp sưng, nóng hoặc đỏ;
  • Đau quanh đầu gối;
  • Phạm vi chuyển động thụ động (được hỗ trợ) và chủ động (tự định hướng);
  • Sự không ổn định của khớp;
  • Crepitus (cảm giác sần sùi bên trong khớp) khi cử động;
  • Đau khi đặt trọng lượng lên đầu gối;
  • Các vấn đề với dáng đi (cách bạn đi bộ);
  • Bất kỳ dấu hiệu chấn thương nào đối với cơ, gân và dây chằng xung quanh đầu gối;
  • Sự thoái hóa của các khớp khác (một dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp).

Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang cung cấp hình ảnh chi tiết về các cấu trúc dày đặc. Chẳng hạn như xương. Chúng có thể giúp phân biệt giữa các dạng viêm khớp khác nhau. Chụp X-quang khớp gối có thể cho thấy không gian khớp bị thu hẹp, các thay đổi trong xương và hình thành các gai xương (tế bào xương).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định tình trạng của xương và các mô mềm của đầu gối.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định loại viêm khớp mà bạn mắc phải. Với một số loại viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp, xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán chính xác.

Đau và viêm là tình trạng người bệnh gặp phải khi khớp gối bị thoái hóa

Điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối. Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau,
  • Kháng viêm, 
  • Giãn cơ,
  • Thuốc chống thoái hóa khớp,… 
  • Ngoài ra còn có thuốc bôi ngoài da hoặc đắp thuốc. 

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tuy có tác dụng giảm đau. Nhưng để lại nhiều tác dụng phụ như làm tổn thương dạ dày, gan, thận hoặc có thể gây buồn nôn, chóng mặt. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tuân thủ quy trình sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng, để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. 

Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân (nếu bị thừa cân): Việc giảm cân giúp giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập chống thoái hóa khớp gối
  • Sinh hoạt đúng tư thế: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.
  • Vật lý trị liệu: Có 2 loại phương pháp vật lý trị liệu là chủ động và thụ động. Với phương pháp thụ động thì bác sĩ sẽ là người thực hiện. Còn phương pháp chủ động thì người bệnh sẽ tự làm tại nhà. Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, điện xung, tia hồng ngoại, kỹ thuật massage tay,… được khuyến nghị trong điều trị các bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là hạn chế lạm dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp.
  • Điều trị bằng các chế phẩm sinh học: Tiêm chất nhờn nhân tạo Acid Hyaluronic hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP.

Trên đây là những thông tin về tình trạng thoái hóa khớp gối. Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi chỉ định điều trị hay dùng thuốc cần được sự chỉ định của bác sĩ.

Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi. Nhưng có thể quản lý và giảm triệu chứng hiệu quả thông qua các biện pháp điều trị và thay đổi lối sống. Việc tư vấn và theo dõi của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo quản lý tốt nhất cho tình trạng này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]