Thiếu máu não thoáng qua: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và điều trị

26/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Cơn thiếu máu não thoáng qua là tín hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ nghiêm trọng có thể xảy đến trong tương lai gần. các triệu chứng có thể chỉ kéo dài trong vài phút hoặc đến cả vài giờ. Người bệnh cần hết sức thận trọng.

Thông tin chung về thiếu máu não thoáng qua
Thông tin chung về thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?

Cơn thiếu máu não thoáng qua  (transient ischemic attack – TIA) hay còn gọi là tai biến mạch máu não thoáng qua là tình trạng gián đoạn tạm thời cung cấp máu lên não, không gây tổn thương vĩnh viễn hoặc nhồi máu não cấp tính. xảy ra khi động mạch não bị bít, nghẽn lại sau đó tự tái thông. 

Thiếu máu não thoáng qua có biểu hiện tương tự như một cơn đột quỵ não nhưng không gây ra các tổn thương phá hủy não bộ. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ trong tương lai gần. Tuy nhiên, các triệu chứng của đột quỵ thường kéo dài còn của thiếu máu não thoáng qua thì thường biến đi một cách nhanh chóng/

Theo thống kê từ Hiệp hội Đột quỵ Thế giới, khoảng 40% trường hợp đột quỵ đã từng bị thiếu máu não thoáng qua. Trong đó, khoảng 12% trường hợp tử vong chỉ trong vòng 1 năm sau đó:

– Đột quỵ sau 7 ngày chiếm 11%

– Đột quỵ trong 90 ngày sau đó chiếm 9 – 17%

– Đột quỵ trong 5 năm tiếp theo chiếm 24 – 29%.

Thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai gần
Thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong tương lai gần

Nguyên nhân gây thiếu máu não thoáng qua

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não thoáng qua là do sự gián đoạn tạm thời của máu lên não do ảnh hưởng của cục máu đông hoặc động mạch não bị chít hẹp do các mảng xơ vữa tích tụ.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố rủi ro không thể thay đổi làm tăng nguy cơ gây thiếu máu não thoáng qua như:

– Tiền sử gia đình có thành viên từng bị đột quỵ hoặc từng bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

– Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là với người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… sau 50 tuổi.

– Tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua.

– Mắc bệnh hồng cầu hình liềm khiến tế bào máu mang ít oxy hơn, dễ bị mắc kẹt tại thành động mạch, cản trở lưu thông máu đến não.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát như:

– Tăng huyết áp

– Cholesterol trong máu cao

– Mắc bệnh lý tim mạch, bệnh động mạch cảm, động mạch ngoại vi

– Đái tháo đường, béo phì, thừa cân

Triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua

Biểu hiện

Phần lớn các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua thường diễn ra trong khoảng vài phút, biến mất trong khoảng 1 giờ. Ở một số trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng có thể kéo dài 24 giờ.

Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột:

– Nói lắp, không thể nói hoàn chỉnh 1 câu dài.

– Mất thị lực 1 hoặc cả 2 bên mắt. Nhìn mờ, nhìn đôi.

– Chóng mặt, mất thăng bằng.

– Một bên cơ thể bị yếu, liệt.

– Méo một bên mặt.

Người bệnh có thể bị méo một bên mặt
Người bệnh có thể bị méo một bên mặt

Tùy vào khu vực não bị ảnh hưởng, các cơn thiếu máu não thoáng qua có thể xuất hiện nhiều lần, các triệu chứng có thể tái phát giống hoặc khác nhau. Rất khó để xác định được các dấu hiệu diễn ra là thiếu máu não cục bộ thoáng qua hay đột quỵ. Bởi vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để thăm khám, cấp cứu, chẩn đoán kịp thời, tránh biến chứng đe dọa sức khỏe.

Ảnh hưởng

Thiếu máu thoáng qua có thể ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động của não bộ và cơ thể. Chỉ cần gián đoạn cung cấp máu lên não trong 10 giây, mô não đã bắt đầu bị rối loạn, đẻ lại các ảnh hưởng lâu dài:

– Suy nhược cơ thể khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, hoa mắt, sợ lạnh… làm giảm hiệu suất học tập, làm việc.

– Ảnh hưởng tâm trạng, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời… ảnh hưởng chất lượng sống.

Điều trị thiếu máu não thoáng qua

Chẩn đoán

Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu não, người bệnh cần được cấp cứu và chẩn đoán tại cơ sở y tế uy tín để loại trừ nguy cơ đột quỵ cấp. 

Để khảo sát các yếu tố nguy cơ, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng:

– Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT Scanner, chụp MRI, siêu âm Doppler để kiểm tra tình trạng hẹp động mạch cảnh trong, quan sát hệ thống mạch máu não.

– Xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, cholesterol trong máu, huyết thanh, đường huyết lúc đói.

– Chụp tim phổi, đo điện tim.

Điều trị

Như đã đề cập trong phần trên của bài viết, các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng kết thúc. Việc điều trị bệnh nhằm hướng đến mục tiêu là ngăn chặn sự phát triển của cục máu đông trong động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ não cấp và các biến chứng kèm theo.

Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với từng người bệnh. Trong đó, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc: thuốc giúp tăng tuần hoàn máu não, thuốc tập kết tiểu cầu… Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt, giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Cách phòng tránh thiếu máu não thoáng qua

Để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu não thoáng qua, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học:

– Vận động đều đặn để tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể,

– Ăn uống khoa học, lành mạnh.

– Kiểm soát cân nặng.

– Kiểm soát bệnh lý tiểu đường.

– Không lạm dụng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.

Khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Quốc tế DoLife với các chuyên gia hàng đầu để được theo dõi sức khỏe, tầm soát bệnh lý, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu não cục bộ thoáng qua, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Trên đây là những thông tin chung về Thiếu máu não thoáng qua . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]